HƯỚNG DẪN THỦ TỤC CẤP LẠI GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG

HƯỚNG DẪN THỦ TỤC CẤP LẠI GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG
CẤP LẠI GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI

Giấy phép lao động là văn bản do cơ quan có thẩm quyền cấp, chấp thuận người lao động nước ngoài được phép lao động hợp pháp tại Việt Nam. Thực tế, trong quá trình sử dụng, giấy phép lao động có thể bị mất hoặc hư hỏng. Theo quy định, thủ tục cấp lại giấy phép lao động được yêu cầu đối với trường hợp này.

1.       Trường hợp nào người lao động thực hiện thủ tục xin cấp lại giấy phép lao động?

Người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động rơi vào một trong các trường hợp sau:

–        Giấy phép lao động còn thời hạn bị hỏng.

–        Giấy phép lao động còn thời hạn bị mất.

–        Thay đổi một trong các nội dung sau: họ và tên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa điểm làm việc, đổi tên doanh nghiệp mà không thay đổi mã số doanh nghiệp ghi trong giấy phép lao động còn thời hạn.

2.       Thẩm quyền xử lý hồ sơ

Cơ quan thực hiện là Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp có người lao động nước ngoài làm việc.

3.       Thủ tục thực hiện

       Bước 1: Người sử dụng lao động nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động nộp hồ sơ cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội qua hình thức trực tuyến, trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính

        Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp lại giấy phép lao động. Trường hợp không cấp lại giấy phép lao động thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Thực tế, trong quá trình sử dụng, giấy phép lao động có thể bị mất hoặc hư hỏng, trường hợp này cần thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép lao động. (Ảnh: Internet)

4.       Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động

Hồ sơ đề nghị Cấp lại giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam bao gồm:

–        Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động của người sử dụng lao động.

–        02 ảnh màu (kích thước 4 cm x 6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

–        Giấy phép lao động còn thời hạn đã được cấp:

+       Trường hợp giấy phép lao động bị mất theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định thì phải có xác nhận của cơ quan công an cấp xã nơi người nước ngoài cư trú hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định của pháp luật;

+       Trường hợp thay đổi nội dung ghi trên giấy phép lao động thì phải có các giấy tờ chứng minh.

Lưu ý, đối với giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp thì phải hợp pháp hóa lãnh sự và phải dịch ra tiếng Việt, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật.

5.       Kết quả thực hiện

Giấy phép lao động.

Căn cứ pháp lý:

  • Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam số 47/2014/QH13 ngày 16/06/2014;
  • Nghị định 152/2020/NĐ-CP ngày 30/12/2020 nghị định quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam;
  • Nghị định 70/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.

𝐋𝐈𝐍𝐂𝐎𝐍 𝐋𝐀𝐖 𝐅𝐈𝐑𝐌 – 𝐇𝐨̛̣𝐩 𝐭𝐚́𝐜 𝐯𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐛𝐞̂̀𝐧

Bình Luận

Bình Luận

Chưa có bình luận nào.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *