ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM CẦN LƯU Ý GÌ?

ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM CẦN LƯU Ý GÌ?
foreign investment into Vietnam

Việt Nam đang trên đà phục hồi kinh tế, niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài với môi trường đầu tư của Việt Nam được đánh giá cao, khi tiếp tục đầu tư, mở rộng dự án với số lượng doanh nghiệp FDI tăng mạnh so với cùng kỳ.

Doanh nghiệp FDI là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam, có thể được tổ chức theo loại hình công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, v.v.

Vậy có những điểm nào nhà đầu tư nước ngoài cần lưu ý khi tiến hành thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam?

1. Lĩnh vực đầu tư kinh doanh 

Nhà đầu tư cần lưu ý rằng không phải mọi lĩnh vực đều được phép đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Khi tiến hành đầu tư cần tìm hiểu kỹ quy định, của luật pháp Việt Nam cũng như các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Theo đó, đối với từng ngành nghề đặc thù, nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có thể được yêu cầu về điều kiện bổ sung, hạn chế về phương thức đầu tư hoặc hình thức đầu tư, tỷ lệ góp vốn.

2. Năng lực nhà đầu tư

Nhà đầu tư có thể đầu tư với tư cách là cá nhân hoặc tổ chức.

Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết để nhà đầu tư có thể thành lập doanh nghiệp với mục đích đầu tư kinh doanh là năng lực pháp lý và năng lực tài chính.

3. Vốn đầu tư và góp vốn đầu tư thành lập doanh nghiệp FDI

Đối với một số ngành nghề đầu tư đặc thù, ví dụ như tư vấn đầu tư chứng khoán…, nhà đầu tư có thể được yêu cầu về mức vốn pháp định (vốn điều lệ tối thiểu theo quy định) của doanh nghiệp dự kiến thành lập.

Ngoài ra, việc góp vốn cần đảm bảo thực hiện đúng theo thời hạn quy định. Lưu ý, thời hạn góp vốn không quá 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

4. Địa điểm đầu tư, thành lập doanh nghiệp

Nhà đầu tư nên lưu ý lựa chọn chọn các địa điểm thỏa mãn một số yếu tố sau để tiến hành thuê địa điểm:

– Có địa chỉ rõ ràng và hợp pháp; 

– Bên cho thuê phải có và cung cấp được đầy đủ các giấy từ hợp pháp chứng minh quyền sở hữu hoặc/và quyền cho thuê/quyền cho thuê đầu tư;

– Địa điểm/văn phòng cho thuê thuộc diện được phép cho thuê, được thiết kế, xây dựng và sử dụng đúng mục đích quy định;

– Văn phòng thuê cần thuộc khu vực được thiết kế và xây dựng phục vụ chức năng văn phòng.

Lưu ý: Không được sử dụng nhà chung cư cho mục đích đặt trụ sở doanh nghiệp.

5. Sử dụng lao động

Doanh nghiệp FDI khi được thành lập tại Việt Nam phải tuân theo các quy định của Việt Nam về sử dụng người lao động. Nhà đầu tư có thể thuê người lao động là người Việt Nam hoặc người nước ngoài, phù hợp với nhu cầu và tình hình sử dụng lao động tại doanh nghiệp.

Trường hợp sử dụng lao động nước ngoài cần chú ý thực hiện các thủ tục giấy tờ cho người nước ngoài, gồm visa, giấy phép lao động, thẻ tạm trú…

6. Người đại diện theo pháp luật 

Doanh nghiệp FDI phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam.

7. Báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư vốn nước ngoài vào Việt Nam

Khi thành lập một doanh nghiệp FDI, theo pháp luật Việt Nam, nhà đầu tư phải tiến hành chế độ báo cáo dự án đầu tư, phải đăng ký tài khoản và thực hiện chế độ báo cáo dự án thông qua Cổng thông tin quốc gia về đầu tư. Việc thực hiện báo cáo định kỳ hoặc đột xuất (nếu có) phải tuân thủ quy định về hình thức, thời hạn.

Ngoài các vấn đề trên, doanh nghiệp đồng thời cần lưu ý: VẤN ĐỀ TUÂN THỦ PHÁP LUẬT SAU THÀNH LẬP CỦA DOANH NGHIỆP

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Đầu tư 2020;
  • Luật Doanh nghiệp 2020.

𝐋𝐈𝐍𝐂𝐎𝐍 𝐋𝐀𝐖 𝐅𝐈𝐑𝐌 – 𝐇𝐨̛̣𝐩 𝐭𝐚́𝐜 𝐯𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐛𝐞̂̀𝐧

Bình Luận

Bình Luận

Chưa có bình luận nào.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *