Trong một số trường hợp, người tham gia bảo hiểm y tế có quyền chuyển giữa các bệnh viện cùng tuyến, phù hợp với tình trạng bệnh và năng lực, dịch vụ của cơ sở khám chữa bệnh tương ứng. Vậy việc chuyển người bệnh giữa các bệnh viện cùng tuyến cần đáp ứng điều kiện gì?
1. Thủ tục chuyển người bệnh giữa các bệnh viện cùng tuyến
Việc chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám, chữa bệnh cùng tuyến được thực hiện theo trình tự sau:
a. Bước 1: Thông báo chuyển tuyến khám chữa bệnh
Thông báo và giải thích rõ lý do chuyển tuyến cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh.
b. Bước 2: Cấp giấy chuyển tuyến
Người có thẩm quyền của cơ sở khám, chữa bệnh ký giấy chuyển tuyến khám chữa bệnh theo mẫu quy định.
c. Bước 3: Liên hệ cơ sở khám, chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến
– Trường hợp người bệnh cấp cứu, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cần liên hệ với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến; kiểm tra lần cuối cùng tình trạng người bệnh trước khi chuyển; chuẩn bị sẵn sàng phương tiện để cấp cứu người bệnh trên đường vận chuyển;
– Trường hợp người bệnh cần sự hỗ trợ kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh đi phải thông báo cụ thể về tình trạng của người bệnh và những yêu cầu hỗ trợ để cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi chuyển đến có biện pháp xử trí phù hợp;
d. Bước 4: Bàn giao giấy tờ và người bệnh
– Giao giấy chuyển tuyến cho người hộ tống hoặc người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh để chuyển tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến.
– Bàn giao người bệnh, giấy chuyển tuyến cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi chuyển đến.
2. Điều kiện chuyển tuyến khám chữa bệnh cùng tuyến
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh giữa các bệnh viện cùng tuyến phù hợp trong trường hợp:
– Bệnh không phù hợp với danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt hoặc bệnh phù hợp với danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt nhưng do điều kiện khách quan cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không đủ điều kiện chẩn đoán và điều trị;
– Bệnh phù hợp với danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng tuyến dự kiến chuyển đến đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt.
>> THỦ TỤC CHUYỂN TUYẾN KHÁM CHỮA BỆNH VỀ TUYẾN DƯỚI https://linconlaw.vn/thu-tuc-chuyen-tuyen-kham-chua-benh-ve-tuyen-duoi/
>> BÁO CÁO NHU CẦU SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI, THỦ TỤC THỰC HIỆN https://linconlaw.vn/bao-cao-nhu-cau-su-dung-lao-dong-nuoc-ngoai-thu-tuc-thuc-hien/

3. Thẩm quyền ký giấy chuyển tuyến
Theo quy định hiện hành, thẩm quyền ký giấy chuyển tuyến đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau:
– Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước: Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền ký giấy chuyển tuyến.
– Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân: Người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền ký giấy chuyển tuyến.
– Trong phiên trực, người trực lãnh đạo ký giấy chuyển tuyến khám chữa bệnh đối với trường hợp cấp cứu.
Cơ sở pháp lý:
- Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm y tế ban hành ngày 17/10/2018.
- Thông tư 14/2014/TT-BYT quy định việc chuyển tuyến giữa cơ sở khám, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành ngày 14/04/2014.
- Thông tư 40/2015/TT-BYT quy định đăng ký khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và chuyển tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành ngày 16/11/2015.
𝐋𝐈𝐍𝐂𝐎𝐍 𝐋𝐀𝐖 𝐅𝐈𝐑𝐌 – 𝐇𝐨̛̣𝐩 𝐭𝐚́𝐜 𝐯𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐛𝐞̂̀𝐧
- Tại Hà Nội: Tầng 4, Tòa nhà Sudico, đường Mễ Trì, phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Tại TP.HCM: 272 Đỗ Pháp Thuận, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
- Website: http://linconlaw.vn/
- Email: Lawyer@linconlaw.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/Linconlawfirmm
- Linkedln: linkedin.com/in/lincon-law-firm-100b96201
- Hotline: +84.987.733.358