ĐIỀU KIỆN GÓP VỐN, MUA CỔ PHẦN, PHẦN VỐN GÓP

ĐIỀU KIỆN GÓP VỐN, MUA CỔ PHẦN, PHẦN VỐN GÓP

Bên cạnh các hình thức thành lập doanh nghiệp mới; thực hiện dự án đầu tư hay hợp đồng hợp tác kinh doanh; góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp là một hình thức đầu tư phổ biến đối với nguồn vốn nước ngoài vào Việt Nam. Tuy nhiên, đầu tư kinh doanh theo hình thức này, nhà đầu tư nước ngoài cần tuân thủ một số điều kiện nhất định.

Đối tượng góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp tại Việt Nam

Nhà đầu tư nước ngoài có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam, bao gồm:

– Cá nhân có quốc tịch nước ngoài;

– Cá nhân mang hộ chiếu Việt Nam và hộ chiếu nước ngoài sử dụng hộ chiếu nước ngoài để đầu tư vào Việt Nam;

– Doanh nghiệp, tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài;

– Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác có vốn nước ngoài được thành lập tại Việt Nam, bao gồm:

+ Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài;

+ Có tổ chức kinh tế với nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;

+ Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế với nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

Điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp tại Việt Nam

Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Bao gồm các yêu cầu đối với từng ngành nghề về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế; hình thức đầu tư; phạm vi hoạt động đầu tư; năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư; điều kiện khác.

Trong đó, nhà đầu tư nước ngoài phải đảm bảo các ngành nghề hiện tại của công ty mục tiêu phải phù hợp với các cam kết mở cửa thị trường trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên cũng như quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, cụ thể về hình thức đầu tư, điều kiện đầu tư, tỷ lệ vốn nước ngoài, lộ trình mở cửa của Việt Nam…

Trường hợp công ty mục tiêu có ngành nghề không phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam hoặc quy định pháp luật Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài có các lựa chọn sau đây:

– Trong Đơn đăng ký việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài phải cam kết loại bỏ các ngành nghề không phù hợp và chỉ giữ lại các ngành nghề phù hợp trước khi thực hiện việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trên thực tế.

– Nếu nhà đầu tư nước ngoài muốn giữ lại một hoặc một số ngành nghề không phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam hoặc quy định của pháp luật Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền sẽ gửi công văn hỏi ý kiến các Bộ quản lý chuyên ngành trước khi quyết định chấp nhận hay không chấp nhận cho nhà đầu tư giữ lại các ngành nghề nêu trên.

Điều kiện về bảo đảm quốc phòng, an ninh khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp.

Nhà đầu tư được chấp thuận góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp khi đáp ứng các điều kiện về bảo đảm quốc phòng, an ninh và điều kiện sử dụng đất đối với tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong trường hợp tổ chức kinh tế đó có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới và xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, trừ tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế được thành lập theo quy định của Chính phủ.

Quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển.

Đầu tư kinh doanh theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp tại doanh nghiệp Việt Nam,
nhà đầu tư nước ngoài cần tuân thủ một số điều kiện nhất định.

Thủ tục cần thực hiện khi góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp tại doanh nghiệp Việt Nam

Nhà đầu tư là cá nhân hoặc tổ chức phải thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý liên quan, bao gồm việc lập hồ sơ, nộp các giấy tờ cần thiết và thực hiện các biện pháp liên quan đến việc góp vốn hoặc mua cổ phần.

Trong đó, đặc biệt lưu ý đối với các thủ tục sau:

–  Đăng ký góp vốn, mua phần vốn góp, mua cổ phần vào doanh nghiệp Việt Nam tại cơ quan đăng ký đầu tư.

– Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đối với việc thay đổi cổ đông, thành viên công ty.

Chuyển tiền đầu tư khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty Việt Nam.

Lưu ý, việc tuân thủ các thủ tục góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp là tiền đề cho hoạt động đầu tư được minh bạch, hợp pháp và trơn tru.

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Đầu tư 2020;
  • Luật Doanh nghiệp;
  • Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư.

𝐋𝐈𝐍𝐂𝐎𝐍 𝐋𝐀𝐖 𝐅𝐈𝐑𝐌 – 𝐇𝐨̛̣𝐩 𝐭𝐚́𝐜 𝐯𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐛𝐞̂̀𝐧

Bình Luận

Bình Luận

Chưa có bình luận nào.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *