GIẢM PHÁT THẢI RÒNG VỀ 0 VÀO NĂM 2050 VÀ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH DOANH NGHIỆP ĐỒNG HÀNH

GIẢM PHÁT THẢI RÒNG VỀ 0 VÀO NĂM 2050 VÀ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH DOANH NGHIỆP ĐỒNG HÀNH
GIẢM PHÁT THẢI RÒNG VỀ 0 VÀO NĂM 2050 VÀ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH DOANH NGHIỆP ĐỒNG HÀNH

Giảm phát thải ròng về 0 (Net Zero) vào năm 2050 là cam kết của Việt Nam tại COP 26 – Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu năm 2021. Trong đó, Chính phủ Việt Nam cam kết triển khai việc giảm phát thải khí nhà kính, hướng tới Net Zero vào năm 2050. Cam kết sẽ là thách thức, tuy nhiên cũng sẽ mang đến nhiều cơ hội tích cực cho nền kinh tế Việt Nam cũng như những nhà đầu tư trong nước, nước ngoài định hướng chuyển đổi công nghệ, năng lượng tái tạo, nắm bắt kịp thời xu hướng tăng trưởng xanh.

Chiến lược quốc gia về giảm phát thải ròng, tăng trưởng xanh.

Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050, trong đó đưa ra 10 định hướng chiến lược với các ngành, lĩnh vực và 8 nhóm giải pháp.

Mục tiêu Chiến lược nhằm góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nhằm đạt được thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội; hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa các-bon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu, thông qua:

– Giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP;

– Xanh hóa các ngành kinh tế trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng;

– Xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững;

– Xanh hóa quá trình chuyển đổi trên nguyên tắc bình đẳng, bao trùm, nâng cao năng lực chống chịu.

Trong đó, Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 cũng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với 18 chủ đề, 57 nhóm nhiệm vụ và 134 hoạt động cụ thể, ưu tiên giải pháp khả thi về kỹ thuật, sẵn sàng nguồn lực, đồng lợi ích và có khả năng lan tỏa. Trong đó, mục tiêu của Kế hoạch là năm 2030, tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt khoảng 15 – 20% và 25 – 30% vào năm 2045, phát thải khí nhà kính từ lĩnh vực sản xuất điện khoảng 42 triệu tấn CO2 tương đương vào năm 2050.

Giảm phát thải ròng, nhà nước và doanh nghiệp cùng thực hiện.       

Nguồn lực là một trong những nền tảng quan trọng để triển khai thành công và hiệu quả Chiến lược tăng trưởng xanh trên thực tế, cần có sự chung tay của nhà nước cùng cả cộng đồng, người dân, doanh nghiệp.

Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng chuyển đổi công nghệ, sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng sạch góp phần đáng kể giảm phát thải.

Thêm vào đó, Nhà nước cần đóng vai trò định hướng phù hợp, thúc đẩy hiệu quả tiến trình chuyển đổi gắn liền với hài hòa lợi ích quốc gia và nhà đầu tư.

Giảm phát thải ròng

>> KHI NÀO PHẢI KÊ KHAI THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG?: https://linconlaw.vn/khi-nao-phai-ke-khai-thue-gia-tri-gia-tang/

>> ĐIỀU KIỆN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ: https://linconlaw.vn/dieu-kien-cap-giay-chung-nhan-dang-ky-dau-tu/

Chính sách hỗ trợ ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp đồng hành.

Nhà nước đã có những chính sách khuyến khích doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, giảm phát thải khí nhà kính, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế thông qua các chính sách ưu đãi về thuế cho tăng trưởng xanh. Bộ Tài chính tham mưu cho Chính phủ ban hành các quy định của pháp luật về thuế, hướng đến bảo vệ môi trường:

a. Chính sách nhằm hạn chế các hành vi gây ô nhiễm môi trường. Gồm thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các hàng hóa gây tác hại đến môi trường…

b. Chính sách hỗ trợ, khuyến khích các hoạt động bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm và tác động của biến đổi khí hậu:

– Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): Ưu đãi thuế suất thuế TNDN ở mức 10% trong 15 năm, miễn thuế tối đa không quá 4 năm và giảm 50% số thuế TNDN phải nộp tối đa không quá 9 năm tiếp theo đối với thu nhập của doanh nghiệp từ dự án đầu tư mới thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường.

– Thuế giá trị gia tăng (GTGT): quy định tiền chuyển nhượng quyền phát thải (tín chỉ các-bon) không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT; quy định các hàng hóa, dịch vụ góp phần xanh hoá nền kinh tế, không thuộc diện chịu thuế GTGT. Chẳng hạn như dịch vụ về vườn hoa, công viên, cây cảnh, vận chuyển hành khách bằng xe điện được miễn thuế GTGT.

– Thuế tiêu thụ đặc biệt: Ưu đãi thuế suất đối với những sản phẩm như xăng sinh học, xe ô tô thân thiện với môi trường…

Tiến trình chuyển đổi xanh là hoàn toàn phù hợp khi Việt Nam là nước đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ những tác động tiêu cực của hiện tượng biến đổi khí hậu. Đây cũng là một dấu mốc quan trọng chứng tỏ quyết tâm của Việt Nam trong công tác chuyển đổi kinh tế xanh, bền vững song song với mục tiêu phục hồi, phát triển kinh tế sau đại dịch Covid và hội nhập xu hướng chuyển dịch xanh của toàn thế giới. 

Tài liệu tham khảo:

  • Quyết định 1658/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 01/10/2021;
  • Quyết định 2756/QĐ-BCT năm 2022 về Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh của ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành ngày14/12/2022;
  • Tùng Linh (2023), Bottom of FormHội thảo Net Zero – Chuyển dịch Xanh, Cổng thông tin Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
  •  Thảo Miên (2023), Ngành Tài chính nỗ lực thúc đẩy mục tiêu Net Zero vào năm 2050, Cổng thông tin điện tử Viện chiến lược chính sách và Tài chính.

𝐋𝐈𝐍𝐂𝐎𝐍 𝐋𝐀𝐖 𝐅𝐈𝐑𝐌 – 𝐇𝐨̛̣𝐩 𝐭𝐚́𝐜 𝐯𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐛𝐞̂̀𝐧

Bình Luận

Bình Luận

Chưa có bình luận nào.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *