GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN THỰC PHẨM, CƠ SỞ NÀO PHẢI CÓ?

GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN THỰC PHẨM, CƠ SỞ NÀO PHẢI CÓ?

Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cần đáp ứng đầy đủ điều kiện, tuân thủ quy trình kiểm tra và kiểm soát đối với thực phẩm theo các tiêu chuẩn an toàn cụ thể của pháp luật, nhằm đảm bảo công tác quản lý và bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng. Cơ sở thỏa mãn quy định sẽ được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (sau đây gọi tắt là “Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm”). Tuy nhiên, cụ thể những cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm như thế nào được yêu cầu thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm này?

1. Cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Theo quy định của pháp luật hiện hành, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đáp ứng đầy đủ điều kiện và được cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm trong quá trình hoạt động. Ngoại lệ chỉ áp dụng đối với các trường hợp sau – các đối tượng không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm:

– Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

– Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;

– Sơ chế nhỏ lẻ;

– Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

– Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;

– Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;

– Nhà hàng trong khách sạn;

– Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;

– Kinh doanh thức ăn đường phố;

– Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

2. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Đối với những đối tượng thuộc trường hợp yêu cầu, Cơ sở được cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện:

– Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định;

– Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Trong đó, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương quy định chi tiết về thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tùy thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm; quy mô cơ sở hay lĩnh vực phân công quản lý…

>>

>> MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI https://linconlaw.vn/mot-so-van-de-ve-hoat-dong-cua-chi-nhanh-thuong-nhan-nuoc-ngoai/

Theo quy định của pháp luật hiện hành, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đáp ứng đầy đủ điều kiện và được cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm trong quá trình hoạt động.

3. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm và phải được cấp lại trong trường hợp hết hạn mà cơ sở có nhu cầu tiếp tục sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Cần lưu ý, thủ tục đề nghị cấp lại cần thực hiện trong vòng trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm hết hạn.

4. Chế tài xử lý vi phạm

Hành vi vi phạm quy định về Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm có thể bị xử phạt lên đến 60 triệu đồng. Đồng thời, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả gồm buộc thu hồi thực phẩm, buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm, tùy hành vi và mức độ vi phạm.

Căn cứ pháp lý:

  • Luật an toàn thực phẩm 2010;
  • Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm ban hành ngày 02/02/2018;
  • Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm ban hành ngày 04/09/2018;
  • Nghị định 124/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm và Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế ban hành ngày 28/12/2021.

𝐋𝐈𝐍𝐂𝐎𝐍 𝐋𝐀𝐖 𝐅𝐈𝐑𝐌 – 𝐇𝐨̛̣𝐩 𝐭𝐚́𝐜 𝐯𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐛𝐞̂̀𝐧

Bình Luận

Bình Luận

Chưa có bình luận nào.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *