KHI NÀO ĐƯỢC LẬP DI CHÚC MIỆNG?

KHI NÀO ĐƯỢC LẬP DI CHÚC MIỆNG?

Văn bản là hình thức chính thức của di chúc bởi tính rõ ràng và minh bạch. Di chúc phải được lập thành văn bản và chỉ khi không thể thực hiện được việc lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. Quy định của pháp luật hiện hành yêu cầu việc lập di chúc miệng đáp ứng đầy đủ điều kiện để đảm bảo rằng nó được ghi lại một cách chính xác, hợp lệ và tin cậy.

1. Ai có quyền lập di chúc

Người thành niên có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, với điều kiện người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép. Ngoài ra, người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

2. Khi nào được lập di chúc miệng?

Di chúc miệng sẽ được lập khi không thể lập được di chúc bằng văn bản. Cụ thể, trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng. Tuy nhiên, di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ hiệu lực nếu sau 03 tháng kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt.

3. Di chúc miệng thế nào thì được coi là hợp pháp?

Di chúc miệng được xác định là hợp pháp khi đáp ứng đủ các điều kiện:

– Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

– Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

– Người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất 2 người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Chỉ khi không thể thực hiện được việc lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.

4. Người lập di chúc có quyền gì?

Người lập di chúc có những quyền sau đây:

– Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.

– Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.

– Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.

– Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.

– Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

Cơ sở pháp lý:

  • Bộ luật dân sự 2015.

𝐋𝐈𝐍𝐂𝐎𝐍 𝐋𝐀𝐖 𝐅𝐈𝐑𝐌 – 𝐇𝐨̛̣𝐩 𝐭𝐚́𝐜 𝐯𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐛𝐞̂̀𝐧

Bình Luận

Bình Luận

Chưa có bình luận nào.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *