LỰA CHỌN TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI, ƯU NHƯỢC ĐIỂM THẾ NÀO?

LỰA CHỌN TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI, ƯU NHƯỢC ĐIỂM THẾ NÀO?

Đối mặt với một tranh chấp thương mại, lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp là một nội dung đáng cân nhắc do liên quan đến vấn đề kinh tế, uy tín cùng mức độ giảm thiểu thiệt hại đến hoạt động kinh doanh. Trọng tài thương mại là một hình thức giải quyết tranh chấp phổ biến, tuy nhiên ưu, nhược điểm của hình thức này trên thực tế như thế nào? Cùng Lincon tham khảo bài viết dưới đây.

1. Hình thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại

Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định.

Việc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

– Trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội;

– Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật;

– Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ;

– Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

– Phán quyết trọng tài là chung thẩm.

2. Thẩm quyền của Trọng tài

Trọng tài sẽ có thẩm quyền giải quyết một tranh chấp nếu:

– Các bên có thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận này phải đáp ứng các yêu cầu về hình thức và nội dung. Thỏa thuận không được vô hiệu hoặc không thể thực hiện được;

– Tranh chấp thuộc lĩnh vực thuộc thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài.

3. Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại, ưu nhược điểm thế nào?

a. Ưu điểm

Thứ nhất, hình thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại ưu tiên sự thỏa thuận giữa các bên. Ưu tiên thỏa thuận thể hiện ở chỗ, phương thức này cho phép các bên lựa chọn trọng tài viên, ngôn ngữ, địa điểm giải quyết tranh chấp thuận tiện và tối ưu. Điều này khiến Trọng tài thương mại được lựa chọn khá phổ biến, đặc biệt đối với những tranh chấp có yếu tố nước ngoài hoặc trường hợp các bên mong muốn linh hoạt về thủ tục thực hiện.

Thứ hai, giải quyết tranh chấp tại Trọng tài thương mại có ưu thế về mặt thời gian. Nếu như tranh chấp giải quyết tại Tòa án trải qua nhiều thủ tục và cấp xét xử, giải quyết tranh chấp tại Trọng tài sẽ chỉ có một cấp và phán quyết là chung thẩm. Điều này sẽ giúp tiết kiệm thời gian cho các bên, hạn chế gián đoạn hoạt động kinh doanh do quá trình giải quyết tranh chấp kéo dài.

Thứ ba, phương thức này đảm bảo bí mật tối đa cho các bên theo đặc thù của thủ tục thực hiện. Phương thức Trọng tài sẽ được giải quyết không công khai trừ khi được các bên thỏa thuận khác đi. Điều này khiến hình thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài chiếm ưu thế hơn khi giúp các bên đảm bảo bí mật thương mại cùng danh tiếng của doanh nghiệp.

>> ĐIỀU KIỆN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI https://linconlaw.vn/dieu-kien-giai-quyet-tranh-chap-bang-trong-tai/

>> NHẬN TIỀN LÃI VAY CÓ PHẢI NỘP THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN KHÔNG? https://linconlaw.vn/nhan-tien-lai-vay-co-phai-nop-thue-thu-nhap-ca-nhan-khong/?fbclid=IwAR3M5vvKhGWBb8CeDtaRpuMndBHP3S9Knbtu-Vl5C3xlol_6Kld8zH66kzg

Nếu như tranh chấp giải quyết tại Tòa án trải qua nhiều thủ tục và cấp xét xử, giải quyết tranh chấp tại Trọng tài sẽ chỉ có một cấp và phán quyết là chung thẩm.

b. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại, các bên cũng cần cân nhắc đến những vấn đề sau:

Thứ nhất, việc giải quyết tranh chấp và tính cưỡng chế không cao mà phụ thuộc phần lớn vào thiện chí của các bên, do thỏa thuận và tự nguyện được ưu tiên ở mức cao.

Thứ hai, phán quyết của Trọng tài có thể bị yêu cầu xem xét lại bởi Tòa án. Một bên có thể yêu cầu Tòa án xem xét lại phán quyết, theo đó, trên thực tế tồn tại khả năng phán quyết Trọng tài có thể bị hủy mặc dù mang tính chất chung thẩm.

Thứ ba, chi phí giải quyết tranh chấp tại Trọng tài thường khá cao so với thực hiện thủ tục tại Tòa án.

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Trọng tài thương mại 2010;
  • Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP

𝐋𝐈𝐍𝐂𝐎𝐍 𝐋𝐀𝐖 𝐅𝐈𝐑𝐌 – 𝐇𝐨̛̣𝐩 𝐭𝐚́𝐜 𝐯𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐛𝐞̂̀𝐧

Bình Luận

Bình Luận

Chưa có bình luận nào.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *