Việt Nam đã và đang là một trong những quốc gia thu hút nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong khu vực, chủ yếu trong lĩnh vực thương mại và xây dựng. Bên cạnh về các ưu thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, chính phủ nước ta đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong việc phê duyệt cấp phép tại Việt Nam. Theo quy định của pháp luật hiện hành, thủ tục góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài trong công ty Việt Nam đã được phần nào đơn giản hoá, rõ ràng, minh bạch hơn. Tuy nhiên, để đảm bảo việc vận hành trơn tru sau quá trình góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp, một số nội dung cần được các nhà đầu tư lưu ý như bài viết dưới đây.
Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp tại Việt Nam bao gồm đa dạng đối tượng
Nhà đầu tư nước ngoài được phép góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam bao gồm:
– Cá nhân có quốc tịch nước ngoài;
– Cá nhân mang hộ chiếu Việt Nam và hộ chiếu nước ngoài sử dụng hộ chiếu nước ngoài để đầu tư vào Việt Nam;
– Doanh nghiệp, tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài;
– Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác có vốn nước ngoài được thành lập tại Việt Nam, bao gồm:
+ Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài;
+ Có tổ chức kinh tế với nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
+ Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế với nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Nhà đầu tư nước ngoài có thể góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp tại doanh nghiệp Việt Nam theo nhiều hình thức
Nhà đầu tư góp vốn vào tổ chức kinh tế:
– Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;
– Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
– Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc các trường hợp trên.
Nhà đầu tư mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế:
– Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;
– Mua phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;
– Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;
– Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp trên.
Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong công ty Việt Nam cần đáp ứng đầy đủ điều kiện luật định
Việc nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế phải đáp ứng các quy định, điều kiện sau đây:
– Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài;
– Bảo đảm quốc phòng, an ninh;
– Quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển.
Lưu ý, tuân thủ các thủ tục góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp là tiền đề cho hoạt động đầu tư được minh bạch, hợp pháp và trơn tru.
>> THỦ TỤC ĐĂNG KÝ GÓP VỐN, MUA PHẦN VỐN GÓP TRONG CÔNG TY TNHH https://linconlaw.vn/thu-tuc-dang-ky-gop-von-mua-phan-von-gop-trong-cong-ty-tnhh/
>> ĐỐI TƯỢNG KHÔNG ĐƯỢC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP? https://linconlaw.vn/doi-tuong-khong-duoc-thanh-lap-doanh-nghiep/

cần được các nhà đầu tư nước ngoài lưu ý.
Cần lưu ý khi chuyển tiền đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài
Thứ nhất, nhà đầu tư nước ngoài phải mở một tài khoản vốn đầu tư tại một ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam.
Tiền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp phải được chuyển vào tài khoản này trước khi được chuyển vào công ty tiếp nhận vốn (đối với trường hợp góp vốn vào công ty TNHH, công ty hợp danh), hoặc chuyển vào tài khoản của bên chuyển nhượng (đối với trường hợp mua cổ phần, phần vốn).
Lưu ý: Trường hợp không tuân thủ quy trình chuyển vốn đầu tư theo quy định, nhà đầu tư nước ngoài có thể đối diện rủi ro không thể chuyển vốn đầu tư và lợi nhuận ra nước ngoài trong quá trình kinh doanh.
Thứ hai, cổ phần, phần vốn góp là đối tượng chuyển nhượng phải là cổ phần, phần vốn góp đã được thanh toán đầy đủ cho công ty.
Do đó, trước khi ký kết hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp, nhà đầu tư nước ngoài nên yêu cầu bên chuyển nhượng hoặc công ty có liên quan cung cấp đầy đủ chứng từ chứng minh số cổ phần, phần vốn góp đó đã được thanh toán đầy đủ theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, cần tuân thủ các thủ tục về thuế.
Để tránh trường hợp nhà đầu tư nước ngoài bị liên đới do bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cáo buộc trốn thuế hoặc vi phạm nghĩa vụ về thuế thu nhập liên quan đến chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp, nhà đầu tư nước ngoài nên yêu cầu bên chuyển nhượng thực hiện thủ tục kê khai, nộp thuế thu nhập phát sinh trong vòng 10 ngày kể từ ngày ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp.
Đối với trường hợp nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc phát hành thêm của công ty cổ phần, công ty tiếp nhận vốn góp, vốn cổ phần không phải thực hiện thủ tục kê khai, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
Căn cứ pháp lý:
- Luật Đầu tư 2020;
- Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 (sửa đổi, bổ sung bởi Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012; Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014);
- Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 (sửa đổi, bổ sung bởi Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013; Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014).
𝐋𝐈𝐍𝐂𝐎𝐍 𝐋𝐀𝐖 𝐅𝐈𝐑𝐌 – 𝐇𝐨̛̣𝐩 𝐭𝐚́𝐜 𝐯𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐛𝐞̂̀𝐧
- Tại Hà Nội: Tầng 4, Tòa nhà Sudico, đường Mễ Trì, phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Tại TP.HCM: 272 Đỗ Pháp Thuận, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
- Website: http://linconlaw.vn/
- Email: Lawyer@linconlaw.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/Linconlawfirmm
- Linkedln: linkedin.com/in/lincon-law-firm-100b96201
- Hotline: +84.987.733.358