NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI CẦN ĐÁP ỨNG GÌ?

NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI CẦN ĐÁP ỨNG GÌ?
NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI CẦN ĐÁP ỨNG GÌ?

Pháp luật Việt Nam khuyến khích các nhà đầu tư phát triển hoạt động kinh doanh, mở rộng thị trường từ Việt Nam ra nước ngoài. Việc tiến hành các hoạt động đầu tư ra nước ngoài là phù hợp với tốc độ hội nhập, phát triển kinh tế, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giao thương, tiếp cận công nghệ, nâng cao năng lực và gia tăng lợi luận cho chính nhà đầu tư, đồng thời góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển.

Các nhà đầu tư cần đặc biệt lưu ý nắm bắt, tuân thủ quy định của pháp luật bao gồm vấn đề nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài. Hành vi vi phạm có thể bị xử phạt đến 200 triệu đồng.

1.         Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài

Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài là tiền, tài sản bao gồm:

         Ngoại tệ trên tài khoản tại tổ chức tín dụng được phép hoặc mua tại tổ chức tín dụng được phép theo quy định của pháp luật;

         Đồng Việt Nam phù hợp với pháp luật về quản lý ngoại hối của Việt Nam;

         Máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, hàng hóa thành phẩm, hàng hóa bán thành phẩm;

         Giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, thương hiệu, quyền đối với tài sản;

         Cổ phần, phần vốn góp, dự án của nhà đầu tư được phép cho mục đích thanh toán hoặc hoán đổi cho việc mua cổ phần, phần vốn góp hoặc dự án đầu tư của tổ chức kinh tế ở nước ngoài.

Trường hợp này, nhà đầu tư Việt Nam thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài trước, sau đó nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục đầu tư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

         Các tài sản hợp pháp khác theo quy định của pháp luật dân sự.

2.         Nguồn gốc vốn đầu tư

         Vốn đầu tư là tiền, tài sản phải có nguồn gốc hợp pháp:

         Vốn chủ sở hữu;

         Vốn vay;

         Lợi nhuận thu được từ dự án đầu tư ra nước ngoài giữ lại để thực hiện hoạt động đầu tư.

3.         Mục đích sử dụng vốn đầu tư ra nước ngoài

         Góp vốn;

         Cho tổ chức kinh tế nước ngoài vay vốn;

         Thanh toán tiền mua cổ phần, phần vốn góp;

         Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh phát sinh (nếu có).

Cần lưu ý, đối với nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài khác nhau, thủ tục đầu tư tương ứng cần tuân thủ sẽ có sự khác biệt. Các nhà đầu tư có hành vi vi phạm có thể bị xử phạt đến 200 triệu đồng.

Việc thực hiện hoạt động đầu tư một cách hợp pháp ngoài loại trừ rủi ro pháp lý cũng giúp hạn chế rủi ro về kinh tế của nhà đầu tư trong quá trình chuyển vốn, nhận lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Đầu tư 2020;
  • Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư ban hành ngày 26/03/2021;
  • Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư ban hành ngày 28/12/2021.

𝐋𝐈𝐍𝐂𝐎𝐍 𝐋𝐀𝐖 𝐅𝐈𝐑𝐌 – 𝐇𝐨̛̣𝐩 𝐭𝐚́𝐜 𝐯𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐛𝐞̂̀𝐧

Bình Luận

Bình Luận

Chưa có bình luận nào.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *