Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (thiết kế bố trí) là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn. Là một đối tượng được bảo hộ thuộc nhóm quyền sở hữu công nghiệp đã, quyền này được xác định theo giấy xác nhận đăng ký, văn bằng bảo hộ và các tài liệu kèm theo giấy xác nhận đăng ký, văn bằng bảo hộ đó. Với lợi nhuận cao, hành vi xâm phạm quyền sở hữu đối với thiết kế bố trí ngày càng phổ biến và tinh vi. Những hành vi này diễn ra dưới hình thức nào, cùng theo dõi bài viết dưới đây.
1. Căn cứ bảo hộ quyền sở hữu đối với thiết kế bố trí là gì?
Quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định luật hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Trong đó, thiết kế bố trí sẽ được bảo hộ nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện:
– Có tính nguyên gốc: Là kết quả lao động sáng tạo của chính tác giả; và chưa được những người sáng tạo thiết kế bố trí và những nhà sản xuất mạch tích hợp bán dẫn biết đến một cách rộng rãi tại thời điểm tạo ra thiết kế bố trí đó.
Lưu ý, thiết kế bố trí là sự kết hợp các phần tử, các mối liên kết thông thường chỉ được coi là có tính nguyên gốc nếu toàn bộ sự kết hợp đó có tính nguyên gốc như đề cập trên.
– Có tính mới thương mại: chưa được khai thác thương mại tại bất kỳ nơi nào trên thế giới trước ngày nộp đơn đăng ký. Một thiết kế bố trí không bị coi là mất tính mới thương mại nếu đơn đăng ký thiết kế bố trí được nộp trong thời hạn hai năm kể từ ngày thiết kế bố trí đó đã được người có quyền đăng ký theo quy định hoặc người được người đó cho phép khai thác nhằm mục đích thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới.
>> BẢN QUYỀN XUẤT BẢN SÁCH, TRUYỆN Ở VIỆT NAM https://linconlaw.vn/ban-quyen-xuat-ban-sach-truyen-o-viet-nam/
>> XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG KHI KHÔNG CÓ NỘI QUY LAO ĐỘNG? https://linconlaw.vn/xu-ly-ky-luat-lao-dong-khi-khong-co-noi-quy-lao-dong/
2. Xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với thiết kế bố trí như thế nào?
Yếu tố xâm phạm quyền đối với thiết kế bố trí có thể thuộc một trong các dạng:
a. Thiết kế bố trí được tạo ra do sao chép trái phép thiết kế bố trí được bảo hộ;
b. Mạch tích hợp bán dẫn được tạo ra một cách trái phép theo thiết kế bố trí được bảo hộ;
c. Sản phẩm hoặc bộ phận (phần) sản phẩm gắn mạch tích hợp bán dẫn quy định tại điểm b trên.
Căn cứ xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với thiết kế bố trí là phạm vi bảo hộ quyền đối với thiết kế bố trí được xác định theo Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn hoặc bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp.
3. Vi phạm về quyền đối với thiết kế bố trí bị xử phạt ra sao?
Vi phạm về quyền đối với sáng chế có thể bị xử phạt với mức tối đa đến 250.000.000 đồng, kèm theo hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa vi phạm tù 01 tháng đến 03 tháng; với hình thức xử phạt bổ sung như buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Căn cứ pháp lý:
- Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi năm 2019);
- Nghị định 65/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ ban hành ngày 23/8/2023;
- Nghị định 99/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp ban hành ngày 29/08/2013.
𝐋𝐈𝐍𝐂𝐎𝐍 𝐋𝐀𝐖 𝐅𝐈𝐑𝐌 – 𝐇𝐨̛̣𝐩 𝐭𝐚́𝐜 𝐯𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐛𝐞̂̀𝐧
- Tại Hà Nội: Tầng 4, Tòa nhà Sudico, đường Mễ Trì, phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Tại TP.HCM: 272 Đỗ Pháp Thuận, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
- Website: http://linconlaw.vn/
- Email: Lawyer@linconlaw.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/Linconlawfirmm
- Linkedln: linkedin.com/in/lincon-law-firm-100b96201
- Hotline: +84.987.733.358