TAI NẠN LAO ĐỘNG – THỦ TỤC GIẢI QUYẾT

TAI NẠN LAO ĐỘNG – THỦ TỤC GIẢI QUYẾT
TAI NẠN LAO ĐỘNG – THỦ TỤC GIẢI QUYẾT

Khoản 8 Điều 3 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 giải thích: “Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.”

Như vậy, có thể có 3 trường hợp xảy ra tai nạn lao động:

– Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc như nghỉ giải lao, ăn giữa ca, đi vệ sinh…;

– Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;

– Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

Khi đó, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm với người lao động bị tai nạn lao động theo quy định tại Điều 38 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015, trong đó, người sử dụng lao động phải:

– Sơ cứu, cấp cứu kịp thời, tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu, điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động;

– Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động;

– Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;

– Bồi thường hoặc trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động;

– Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động;

– Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động;

– Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động.

Để được hưởng chế độ tai nạn lao động, hồ sơ cần chuẩn bị để làm thủ tục theo Điều 57 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 gồm có:

– Sổ bảo hiểm xã hội;

– Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động nội với trường hợp nội trú;

– Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa;

– Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động xã hội.

Ngoài ra, về thời hạn giải quyết chế độ tai nạn lao động, Điều 106 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Căn cứ pháp lý:

  • Luật an toàn vệ sinh lao động 2015;
  • Luật bảo hiểm xã hội 2014.

𝐋𝐈𝐍𝐂𝐎𝐍 𝐋𝐀𝐖 𝐅𝐈𝐑𝐌 – 𝐇𝐨̛̣𝐩 𝐭𝐚́𝐜 𝐯𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐛𝐞̂̀𝐧

Bình Luận

Bình Luận

Chưa có bình luận nào.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *