Vụ tai nạn siêu xe Ferrari 488 GTB bị nát đầu do lái xe của Volvo Hà Nội đâm gốc cây đang xảy ra tranh cãi khá gay gắt. Cả Volvo và Ferrari Việt Nam đều phủ nhận trách nhiệm. Sự việc đã được tường trình tới công an quận Long Biên.
https://thanhnien.vn/sieu-xe-bac-ti-ferrari-488-nat-dau-o-ha-noi-post1480447.html
Mấy ngày gần đây, trên các diễn đàn nhộn lên bàn luận về sự kiện này. Thực hư thì chỉ có người trong cuộc mới biết khi mà:
– Chủ nhân của con ngựa Ferrari 488 (với giá khoảng 14-17 tỷ đồng) cho hay: xe của anh gặp sự cố cần thay dây cua-roa và bảo dưỡng, a đã liên lạc với hãng Ferrari Việt Nam và được hãng giới thiệu làm sửa chữa, bảo dưỡng tại xưởng dịch vụ của Volvo Hà Nội
– Ferrari Việt Nam thì cho hay: Khách hàng đã liên hệ với bên Ferrari nhưng mới dừng lại ở việc đặt mua phụ tùng. Khi khách đặt mua dây cua-roa, phía chúng tôi đưa ra hai phương án lựa chọn cho khách. Một là khách sẽ đợi kỹ thuật viên của Ferrari bay ra Hà Nội để thay thế cho khách. Hai là khách sẽ tự tìm đơn vị để thay dây cua-roa, phía hãng sẽ chỉ bán phụ tùng. Khách cuối cùng đã chọn phương án thứ hai.
– Volvo Hà Nội (nơi xảy ra sự kiện xe bị hỏng) thì cho biết:Trước đó, tháng 1/2022, chúng tôi hỗ trợ Ferrari bằng cách cho mượn địa điểm (cầu nâng) để Ferrari làm chương trình dịch vụ, còn các công việc đều do nhân viên kỹ thuật của Ferrari thực hiện với các khách hàng của Ferrari. Trên thực tế, chúng tôi cũng không thực hiện việc tư vấn, báo giá, cung cấp dịch vụ, phụ tùng sửa chữa cho chiếc xe Ferrari 488 và cũng không thu nhận tiền dịch vụ từ chủ nhân của xe.
– Bộ đôi anh Tờ và a Dờ (Nhân viên của hãng Volvo) trong tường trình thì thông tin: A T được Ferrari Việt Nam nhờ, sự việc không báo cáo với lãnh đạo Volvo Hà Nội, khi xe về xưởng và xử lý xong sự cố do a T k có bằng lái nên nhờ a D lái thử trước khi bàn giao thì dẫn đến sự cố.
Chi phí dự kiến xử lý hỏng hóc đâu đó khoảng 6 tỷ đồng. Chủ ngựa Ferrari 488 cho rằng Volvo Hà Nội phải liên đới chịu trách nhiệm do khi làm a T và a D đang là nhân viên của Volvo Hà Nội.
1. Vậy có thể có những tình huống nào? Hãy cùng “bốc thuốc” tình huống pháp lý
Thứ nhất, trong trường hợp Volvo Hà Nội nhận sửa chữa chiếc xe thì trách nhiệm bồi thường thuộc về Volvo Hà Nội theo điều 597 Bộ luật Dân sự năm 2015, có nghĩa nếu Volvo Hà Nội đã đồng ý nhận sửa chữa chiếc xe (dù có thể k có văn bản nhưng có sự chấp thuận) dù kỹ sư sửa chữa có lỗi hay không thì trước tiên Volvo Hà Nội phải bồi thường cho chủ xe. Sau đó, Volvo Hà Nội có quyền yêu cầu kỹ sư hoàn trả lại tiền bồi thường.
Thứ hai, trong trường hợp kỹ sư của Volvo Hà Nội nhận sửa chữa xe thông qua sự yêu cầu của Ferrari Việt Nam, thì trách nhiệm bồi thường thuộc về Ferrari Việt Nam. Lưu ý ở đây là yêu cầu nhé, vì khi đó có thể hiểu chủ xe chỉ biết đến Ferrari Việt Nam và do sự chỉ định của Ferrari nên mới giao xe cho kỹ sư. Và khi kỹ sư thực hiện việc sửa xe chính là nhân danh Ferrari Việt Nam để làm việc đó. Vậy nên khi có thiệt hại xảy ra, trách nhiệm bồi thường trước hết sẽ thuộc về pháp nhân là phía Ferrari Việt Nam.
Tuy nhiên, trường hợp này “thường” Ferrari Việt Nam chỉ là giới thiệu chứ không thể là yêu cầu cũng như nếu có yêu cầu (mà không có văn bản/chứng cứ lưu giữ: ghi âm, tin nhắn) thì cũng khó chứng minh để quy trách nhiệm cho Ferrari Việt Nam, nên có thể sẽ rơi xuống trường hợp thứ 3.
Thứ ba (giống như thông tin các bên đang cung cấp), khi Anh T tự nhận sửa chữa bên ngoài, thỏa thuận riêng với chủ xe không phải thông qua Ferrari Việt Nam, cũng không báo cáo với quản lý/điều hành của Volvo Hà Nội, nghĩa là Volvo Hà Nội và Ferrari Việt Nam không liên quan gì đến giao dịch giữa hai bên, thì trách nhiệm bồi thường thuộc về Anh T. Anh D là người được nhờ lái xe hộ cũng liên đới chịu trách nhiệm bồi thường. Ngoài ra, theo quy định nội bộ, thì nhiều khả năng bản thân a T và a D cũng đã vi phạm quy định nội bộ của Volvo Hà Nội nên có thể phải chịu hình thức xử lý kỷ luật theo nội quy của người sử dụng lao động, k có chuyện làm cho hãng mà lại cá kiếm riêng – một hình thức “ăn cắp” thời gian của người đang trả lương cho mình.
2. Và thực tế có tình huống có liên quan cần lưu ý
Hẳn những người có phương tiện, đã từng có lần: đi rửa xe, đi ăn nhà hàng, gửi xe, …tại những nơi không có chỗ hoặc hạn hẹp chỗ gửi, và đặc biệt là sửa chữa/bảo dưỡng xe giao chìa khóa cho nhân viên trông coi (mà không cả kiểm tra xem người điều khiển có đủ điều kiện điều khiển hay không) kể cả là xe máy hay là ô tô. Khi đó, nếu xảy ra sự cố gì (nhẹ thì hỏng hóc xe/tài sản khác, nặng thì có thể gây thương tích, thiệt hại cho người khác) các ông chủ /người sử dụng nhân viên kia hoàn toàn có thể lạm dụng chiêu: Chúng tôi không biết gì cả, đây là nhân viên tự ý thỏa thuận với khách hàng để trốn tránh trách nhiệm bồi thường….vân vân và mây mây.
Lẽ dĩ nhiên, nếu khi đã xảy ra sự cố bởi phương tiện (hỏng tài sản, gây thương tích, thiệt hại cho người khác) thì người thiệt hại có Quyền yêu cầu người điều khiển/hoặc chủ sở hữu phương tiện bồi thường/chịu trách nhiệm pháp lý, và thường thì người bị thiệt hại sẽ túm “người có tóc” – là chủ phương tiện chứ mấy khi túm “kẻ trọc đầu” để đòi quyền lợi.
Do đó, bài học rút ra tốt nhất với chủ phương tiện nên cẩn trọng, tự mình lái xe vào chỗ cần thiết theo chỉ định của người yêu cầu là tốt nhất, cũng không nên đưa chìa khóa phương tiện cho người trông giữ (vì có nhiều trường hợp bảo vệ, người trông giữ đánh thêm 1 chìa khóa khác hoặc “thất lạc” đồ trong xe), hoặc nếu có sửa chữa, bảo dưỡng xe tại gara, cửa hàng thì nên có biên bản bàn giao cho người phụ trách để tránh các rủi ro không đáng có.
𝐋𝐈𝐍𝐂𝐎𝐍 𝐋𝐀𝐖 𝐅𝐈𝐑𝐌 – 𝐇𝐨̛̣𝐩 𝐭𝐚́𝐜 𝐯𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐛𝐞̂̀𝐧
- Tại Hà Nội: Tầng 4, Tòa nhà Sudico, đường Mễ Trì, phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Tại TP.HCM: 272 Đỗ Pháp Thuận, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
- Website: http://linconlaw.vn/
- Email: Lawyer@linconlaw.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/Linconlawfirmm
- Linkedln: linkedin.com/in/lincon-law-firm-100b96201
- Hotline: +84.987.733.358