THỦ TỤC THÀNH LẬP ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH

THỦ TỤC THÀNH LẬP ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH

Sau đại dịch Covid-19, nền kinh tế đang dần phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Các doanh nghiệp từng bước khôi phục lại hoạt động kinh doanh, cũng như mở rộng, phát triển kinh doanh. Trong xu thế đó, hình thức thành lập địa điểm kinh doanh là hình thức được nhiều doanh nghiệp quan tâm và lựa chọn. Vậy thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh như thế nào?

Địa điểm kinh doanh là gì?

Theo luật Doanh nghiệp 2020, địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.

Doanh nghiệp có thể thành lập địa điểm kinh doanh cùng tỉnh hoặc khác tỉnh. Khi thành lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp phải gửi thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh.

Địa điểm kinh doanh có thể trực thuộc doanh nghiệp hoặc trực thuộc chi nhánh.

Hồ sơ thông báo lập địa điểm kinh doanh

Trong trường hợp doanh nghiệp muốn thực hiện thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh, cần có các loại hồ sơ như sau:

– Thông báo lập địa điểm kinh doanh;

– Giấy ủy quyền cho cá nhân/tổ chức nộp hồ sơ;

– Bản sao chứng thực CCCD/CMND/Hộ chiếu của cá nhân nộp hồ sơ.

Cách thức nộp hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ theo 02 cách: nộp trực tuyến hoặc nộp trực tiếp

– Nộp trực tiếp: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại phòng Đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi đặt địa điểm kinh doanh.

– Nộp trực tuyến: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Thủ tục, thời hạn giải quyết hồ sơ

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ xem xét giải quyết trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Trường hợp hồ sơ hợp lệ, phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký văn phòng đại diện cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có thể thành lập địa điểm kinh doanh cùng tỉnh hoặc khác tỉnh.

Lưu ý khi thành lập địa điểm kinh doanh

Yêu cầu về tên địa điểm kinh doanh:

– Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu;

– Tên địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Địa điểm kinh doanh”;

– Tên địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở địa điểm kinh doanh.

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
  • Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.

𝐋𝐈𝐍𝐂𝐎𝐍 𝐋𝐀𝐖 𝐅𝐈𝐑𝐌 – 𝐇𝐨̛̣𝐩 𝐭𝐚́𝐜 𝐯𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐛𝐞̂̀𝐧

Bình Luận

Bình Luận

Chưa có bình luận nào.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *