XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ, CÁCH XÁC ĐỊNH

XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ, CÁCH XÁC ĐỊNH

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế (hay “quyền đối với sáng chế”) được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Vậy, hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế được xác định thế nào?

1.        Điều kiện xác lập quyền sở hữu sáng chế

a.        Cấp văn bằng bảo hộ

Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

        Có tính mới.

        Có trình độ sáng tạo;

        Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:

        Có tính mới;

        Có khả năng áp dụng công nghiệp.

b.        Điều kiện bảo hộ

Về tính mới, sáng chế được công nhận nếu không thuộc một trong các trường hợp sau đây:

        Bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên;

        Bị bộc lộ trong đơn đăng ký sáng chế khác có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn nhưng được công bố vào hoặc sau ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế đó.

Về trình độ sáng tạo, sáng chế được công nhận nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.

Về khả năng áp dụng công nghiệp, sáng chế được công nhận nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.

>> XÂM PHẠM QUYỀN NHÃN HIỆU, XÁC ĐỊNH THẾ NÀO? https://linconlaw.vn/xam-pham-quyen-nhan-hieu-xac-dinh-the-nao/

>> CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI https://linconlaw.vn/cap-giay-chung-nhan-dang-ky-dau-tu-ra-nuoc-ngoai/

Vi phạm về quyền đối với sáng chế có thể bị xử phạt với mức tối đa đến 250.000.000 đồng

2.        Yếu tố xâm phạm quyền đối với sáng chế

Yếu tố xâm phạm quyền đối với sáng chế có thể thuộc một trong các dạng:

        Sản phẩm hoặc bộ phận (phần) sản phẩm trùng hoặc tương đương với sản phẩm hoặc bộ phận (phần) của sản phẩm thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế;

        Quy trình trùng hoặc tương đương với quy trình thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế;

        Sản phẩm hoặc bộ phận (phần) của sản phẩm được sản xuất theo quy trình trùng hoặc tương đương với quy trình thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế.

Lưu ý, căn cứ để xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với sáng chế là phạm vi bảo hộ sáng chế được xác định theo Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích hoặc bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp.

3.        Xử lý vi phạm về quyền đối với sáng chế

Vi phạm về quyền đối với sáng chế có thể bị xử phạt với mức tối đa đến 250.000.000 đồng, kèm theo hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa vi phạm tù 01 tháng đến 03 tháng; với hình thức xử phạt bổ sung như buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi năm 2019);
  • Nghị định 65/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ ban hành ngày 23/8/2023;
  • Nghị định 99/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp ban hành ngày 29/08/2013.

𝐋𝐈𝐍𝐂𝐎𝐍 𝐋𝐀𝐖 𝐅𝐈𝐑𝐌 – 𝐇𝐨̛̣𝐩 𝐭𝐚́𝐜 𝐯𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐛𝐞̂̀𝐧

Bình Luận

Bình Luận

Chưa có bình luận nào.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *