Chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động trong thời điểm dịch bệnh Covid 19 có nhiều diễn biến khó lường trước là sự chọn bắt buộc của nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam trước tình hình khó khăn về kinh doanh. Tuy nhiên, điều kiện, thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động do Covid-19 cũng cần được lưu ý để đảm bảo phòng ngừa rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp.
1. Thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động do Covid-19
a. Thủ tục thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động
Bước 1: Doanh nghiệp hoặc người lao động phải báo lại cho đối phương về việc muốn thỏa thuận cùng bàn bạc tiến hành kí thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.
Bước 2: Khi các bên đều muốn chấm dứt hợp đồng lao động thì tiến hành bàn bạc thỏa thuận về thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động, thỏa thuận bảo mật, thanh toán tiền lương còn lại, số ngày nghỉ chưa hưởng lương, bảo hiểm, trợ cấp thôi việc, …
Bước 3: Các bên tiến hành kí kết thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
Bước 4: Người lao động bàn giao lại công việc của mình cho người phụ trách của doanh nghiệp, thanh toán những khoản tiền còn nợ cho doanh nghiệp.
Bước 5: Giải quyết chế độ cho người lao động:
Trong thời hạn 07 ngày làm việc (trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày), kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm:
– Thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên như lương, thưởng, phụ cấp và các khoản khác cho người lao động đến thời điểm nghỉ việc….
– Thanh toán trợ cấp thôi việc cho người lao động;
Doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.
b. Thủ tục đơn phương chấm dứt HĐLĐ do dịch Covid 19
Bước 1: Doanh nghiệp phải báo cho người lao động biết trước:
– Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
– Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;
– Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
Bước 2: Doanh nghiệp đưa ra được các chứng cứ chứng minh:
– Doanh nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp từ dịch Covid 19 qua các báo cáo tài chính hàng tháng, hàng quý,…
– Doanh nghiệp đã thực hiện mọi biện pháp khắc phục nhưng không thành công nên dẫn tới phải cắt giảm nhân sự.
Bước 3: NLĐ bàn giao lại công việc của mình cho người phụ trách của doanh nghiệp, thanh toán những khoản tiền còn nợ cho doanh nghiệp.
Bước 4: Giải quyết chế độ cho người lao động:
Trong thời hạn 07 ngày làm việc (trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày), kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm:
– Thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên như lương, thưởng, phụ cấp và các khoản khác cho người lao động đến thời điểm nghỉ việc….
– Thanh toán trợ cấp thôi việc cho người lao động;
Doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.
c. Thủ tục doanh nghiệp chấm dứt hoạt động do dịch Covid 19
Bước 1: Tiến hành phiên họp về giải thể doanh nghiệp;
Bước 2: Thông báo tình hình hiện tại của doanh nghiệp và việc giải thể doanh nghiệp cho người lao động;
Bước 3: Thanh lý tài sản của công ty;
Bước 4: Hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên bao gồm:
Người lao động bàn giao lại công việc của mình cho người phụ trách của doanh nghiệp, thanh toán những khoản tiền còn nợ cho doanh nghiệp.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc (trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày), kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm:
– Thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên như lương, thưởng, phụ cấp và các khoản khác cho người lao động đến thời điểm nghỉ việc….
– Thanh toán trợ cấp thôi việc cho người lao động;
Doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.
Bươc 5: Doanh nghiệp thực hiện thủ tục với Tổng Cục Hải Quan nếu doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu; Doanh nghiệp thực hiện hoàn thành các nghĩa vụ (chấm dứt hoạt động mã số thuế) với cơ quan nhà nước;
Bước 6: Thực hiện thủ tục giải thể tại cơ quan đăng ký kinh doanh.
d. Thủ tục doanh nghiệp bị phá sản do dịch Covid 19
Bước 1: Khi có quyết định tuyên bố phá sản của tòa án, doanh nghiệp phối hợp cơ quan nhà nước tiến hành thanh toán tài sản;
Bước 2: Doanh nghiệp sau khi thanh toán chi phí phá sản tiến hành thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của NLĐ bao gồm:
– Thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên như lương, thưởng, phụ cấp và các khoản khác cho người lao động đến thời điểm nghỉ việc….
– Thanh toán trợ cấp thôi việc cho người lao động;
Chú ý: Tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán.
Bước 3: Doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.
2. Hệ quả pháp lý khi chấm dứt hợp đồng lao động trái quy định pháp luật
a. Hệ quả pháp lý khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
Nếu doanh nghiệp thực hiện việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không đáp ứng đủ các điều kiện, người dử dụng lao động sẽ phải chịu những hậu quả pháp lý sau:
i. NLĐ làm việc trở lại
– Doanh nghiệp phải nhận NLĐ trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày NLĐ không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
– Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà NLĐ vẫn muốn làm việc thì daonh nghiệp phải trả cho NLĐ khoản tiền bồi thường như trên và hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
ii. NLĐ không làm việc trở lại
– Nếu NLĐ không muốn tiếp tục làm việc, thì doanh nghiệp phải trả cho NLĐ phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày NLĐ không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và thanh toán trợ cấp thôi việc cho NLĐ.
– Trường hợp doanh nghiệp không muốn nhận lại NLĐ và NLĐ đồng ý, thì doanh nghiệp phải trả cho NLĐ khoản tiền bồi thường và trợ cấp thôi việc như trên kèm khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động (do 2 bên thỏa thuận).
iii. Vi phạm về thời hạn báo trước
– Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho NLĐ một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
b. Hệ quả pháp lý khi không giải quyết quyền lợi của người lao động do chấm dứt hợp đồng lao động
i. Mức phạt vi phạm
Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 28/2020/NĐ-CP, nếu doanh nghiệp không thực hiện đúng quy định về thời hạn thanh toán các khoản về quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động sẽ phải chịu phạt tiền từ 1.000.000 đồng – 20.000.000 đồng.
ii. Biện pháp khắc phục
Doanh nghiệp buộc phải thực hiện các biện pháp sau:
– Buộc trả đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền chưa trả tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động.
– Buộc hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ cho người lao động đối với hành vi không hoàn thành thủ tục xác nhận, trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này.
>> THỦ TỤC XIN VISA NHẬP CẢNH VÀO VIỆT NAM THÁNG 10 NĂM 2020 https://linconlaw.vn/thu-tuc-xin-visa-nhap-canh-vao-viet-nam-thang-10-nam-2020/
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật Lao động 2012;
- Nghị định 05/2015/NĐ-CP;
- Nghị định 148/2018/NĐ-CP;
- Nghị định 88/2015/NĐ-CP;
- Nghị định 28/2020/NĐ-CP.
𝐋𝐈𝐍𝐂𝐎𝐍 𝐋𝐀𝐖 𝐅𝐈𝐑𝐌 – 𝐇𝐨̛̣𝐩 𝐭𝐚́𝐜 𝐯𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐛𝐞̂̀𝐧
- Tại Hà Nội: Tầng 4, Tòa nhà Sudico, đường Mễ Trì, phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Tại TP.HCM: 272 Đỗ Pháp Thuận, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
- Website: http://linconlaw.vn/
- Email: Lawyer@linconlaw.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/Linconlawfirmm
- Linkedln: linkedin.com/in/lincon-law-firm-100b96201
- Hotline: +84.987.733.358