III. Xử lý vi phạm với việc làm giả nhãn hiệu, thương hiệu
Đối với những hành vi làm giả, vi phạm đến quyền sở hữu trí tuệ lĩnh vực nhãn hiệu, thương hiệu, pháp luật Việt Nam cũng đưa ra một số các biện pháp xử lý hành chính như phạt xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp.
Cụ thể:phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500 nghìn đồng đến 2 triệu đối với một trong các hành vi sau đây vì mục đích kinh doanh trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm đến 3 triệu:
– Bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp;
– Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản này.
Bên cạnh đó, các đối tượng còn bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 4 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 11 của Luật Sở hữu trí tuệ trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng.
Ngoài ra, đối với một trong các hành vi vi phạm quy định nêu trên, trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng thì sẽ bị xử phạt từ 4 triệu đồng đến 8 triệu đồng. Nếu hàng hóa giá trị 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng thì phạt tiền từ 8 triệu đồng đến 15 triệu đồng, còn hàng hóa có giá trị từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng thì sẽ phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 25 triệu đồng,…
Không chỉ đối với các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, luật pháp còn quy định xử phạt đối với những trường hợp như sản xuất, nhập khẩu, buôn bán vận chuyển, tàng trữ để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu với các mực phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 35 triệu đồng tùy vào từng mức độ vi phạm cụ thể.
Đặc biệt, nếu như các hành vi làm giả, làm nhái nhãn hiệu thương hiệu có mức độ gây thiệt hại nghiêm trọng thì sẽ bị xử lý bởi Bộ luật Hình sự. Theo đó, người nào vì mục đích kinh doanh mà cố ý thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp có đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu (là hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý) và thuộc một trong các trường hợp bị coi là “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” thì sẽ bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Trong đó, hành vi gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng bao gồm các trường hợp nhưcó tổ chức, phạm tội 02 lần trở lên, thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý 500.000.000 đồng trở lên và hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.
<Phần 1>: https://linconlaw.vn/xu-ly-vi-pham-nhan-hieu-phan-1/
Căn cứ pháp lý:
- Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009);
- Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp;
- Thông tư số 11/2015/TT-BKHCN hướng dẫn chi tiết Nghị định 99/2013/NĐ-CP;
- Nghị định 105/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.
𝐋𝐈𝐍𝐂𝐎𝐍 𝐋𝐀𝐖 𝐅𝐈𝐑𝐌 – 𝐇𝐨̛̣𝐩 𝐭𝐚́𝐜 𝐯𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐛𝐞̂̀𝐧
- Tại Hà Nội: Tầng 4, Tòa nhà Sudico, đường Mễ Trì, phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Tại TP.HCM: 272 Đỗ Pháp Thuận, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
- Website: http://linconlaw.vn/
- Email: Lawyer@linconlaw.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/Linconlawfirmm
- Linkedln: linkedin.com/in/lincon-law-firm-100b96201
- Hotline: +84.987.733.358
Pingback: XỬ LÝ VI PHẠM NHÃN HIỆU (PHẦN 1) - lincon