MỘT CHỦ SỞ HỮU CÓ THỂ YÊU CẦU PHONG TỎA TÀI KHOẢN THANH TOÁN CHUNG?

MỘT CHỦ SỞ HỮU CÓ THỂ YÊU CẦU PHONG TỎA TÀI KHOẢN THANH TOÁN CHUNG?

Trong các giao dịch tài chính, việc phong tỏa tài khoản thanh toán chung có thể là biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan trường hợp có xảy ra tranh chấp. Việc này không chỉ đảm bảo an toàn tài chính mà còn giúp giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh, tránh các hậu quả nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên trong trường hợp đồng sở hữu, một trong những chủ sở hữu có thể yêu cầu phong tỏa tài khoản thanh toán chung hay không?

Phong tỏa tài khoản thanh toán là gì?

Phong tỏa tài khoản thanh toán có thể được hiểu là biện pháp ngăn chặn tạm thời các giao dịch trên một tài khoản ngân hàng, nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan hoặc để thực thi các quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Khi tài khoản bị phong tỏa, chủ tài khoản không thể thực hiện các giao dịch như rút tiền, chuyển khoản, hoặc thanh toán từ tài khoản đó.

Tài khoản thanh toán có thể bị phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số dư trên tài khoản, tùy thuộc từng trường hợp cụ thể.

Một chủ sở hữu có thể yêu cầu phong tỏa tài khoản thanh toán chung?

Căn cứ Điều 11 Nghị định 52/2024/NĐ-CP, tài khoản thanh toán chung có thể bị phong tỏa theo yêu cầu phong tỏa của một trong các chủ tài khoản thanh toán chung, trừ trường hợp có thỏa thuận trước bằng văn bản giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và các chủ tài khoản thanh toán chung.

Trong các giao dịch tài chính, việc phong tỏa tài khoản thanh toán chung có thể là biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan trường hợp có xảy ra tranh chấp. (Ảnh: Internet)

Khi nào thì chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán?

Chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán chung khi có yêu cầu chấm dứt phong tỏa của tất cả các chủ tài khoản thanh toán chung hoặc theo thỏa thuận trước bằng văn bản giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và các chủ tài khoản thanh toán chung.

Căn cứ pháp lý:

  • Nghị định 52/2024/NĐ-CP quy định về thanh toán không dùng tiền mặt.

𝐋𝐈𝐍𝐂𝐎𝐍 𝐋𝐀𝐖 𝐅𝐈𝐑𝐌 – 𝐇𝐨̛̣𝐩 𝐭𝐚́𝐜 𝐯𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐛𝐞̂̀𝐧

Bình Luận

Bình Luận

Chưa có bình luận nào.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *