CHỨNG CHỈ TIỀN GỬI VÀ SỔ TIẾT KIỆM CÓ PHẢI LÀ MỘT?

CHỨNG CHỈ TIỀN GỬI VÀ SỔ TIẾT KIỆM CÓ PHẢI LÀ MỘT?

Chứng chỉ tiền gửi và sổ tiết kiệm đều giúp bảo vệ và gia tăng giá trị tài sản. Tuy nhiên chức năng sử dụng, điều kiện, lãi suất, tính linh hoạt… của hai loại giấy tờ này có sự khác nhau. Vậy, cụ thể chứng chỉ tiền gửi và sổ tiết kiệm khác nhau như thế nào?

Chứng chỉ tiền gửi là sản phẩm khác sổ tiết kiệm

Chứng chỉ tiền gửi là một loại giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để huy động vốn trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Hiểu đơn giản, chứng chỉ tiền gửi là một loại chứng chỉ xác nhận nghĩa vụ nợ của tổ chức phát hành.

Còn sổ tiết kiệm (hay thẻ tiết kiệm) là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu tiền gửi tiết kiệm của người gửi tiền tại tổ chức tín dụng, được áp dụng đối với trường hợp nhận tiền gửi tiết kiệm tại địa điểm giao dịch hợp pháp thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng.

Bên cạnh ngân hàng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài, chứng chỉ tiền gửi có thể được phát hành bởi công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính; còn sổ tiết kiệm còn được phát hành bởi tổ chức tài chính vi mô, quỹ tín dụng nhân dân. Tương ứng, các điều kiện liên quan đến việc phát hành, mua bán, chuyển nhượng… cũng có điểm khác biệt.

Như vậy, đây là hai sản phẩm hoàn toàn khác nhau. Trong đó, thông thường lãi suất của chứng chỉ tiền gửi sẽ cao hơn lãi suất tiết kiệm.

Ai được mua chứng chỉ tiền gửi?

Căn cứ pháp luật hiện hành, đối tượng được mua chứng chỉ tiền gửi bao gồm:

– Các tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài), cá nhân Việt Nam;

– Tổ chức, cá nhân nước ngoài.

Cần lưu ý, đối với chứng chỉ tiền gửi do công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính phát hành, đối tượng mua chỉ bao gồm tổ chức (Việt Nam và nước ngoài). Ngoài ra, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được mua giấy tờ có giá có thời hạn dưới 12 tháng.

Chứng chỉ tiền gửi có thể được phát hành bởi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính, hoặc công ty cho thuê tài chính. (Ảnh: Internet)

Mệnh giá của chứng chỉ tiền gửi là bao nhiêu?

Chứng chỉ tiền gửi được phát hành theo hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Trong đó, mệnh giá của chứng chỉ tiền gửi là 100.000 (một trăm nghìn) đồng Việt Nam hoặc bội số của 100.000 (một trăm nghìn) đồng Việt Nam.

Dùng chứng chỉ tiền gửi làm tài sản bảo đảm được không?

Chứng chỉ tiền gửi có thể được sử dụng để làm tài sản bảo đảm.

Việc sử dụng loại giấy tờ có giá trong trường hợp này cần tuân thủ theo hướng dẫn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Các tổ chức tín dụng 2024;
  • Thông tư 01/2021/TT-NHNN quy định về phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành;
  • Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định về tiền gửi tiết kiệm do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành.

𝐋𝐈𝐍𝐂𝐎𝐍 𝐋𝐀𝐖 𝐅𝐈𝐑𝐌 – 𝐇𝐨̛̣𝐩 𝐭𝐚́𝐜 𝐯𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐛𝐞̂̀𝐧

Bình Luận

Bình Luận

Chưa có bình luận nào.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *