ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN GIAO DIỆN WEBSITE

ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN GIAO DIỆN WEBSITE

Bằng việc đăng ký bản quyền giao diện website, doanh nghiệp không chỉ có cơ hội bảo vệ tài sản trí tuệ mà còn khẳng định vị thế và uy tín của mình trên thị trường số đang ngày càng phát triển, thông qua định hình thương hiệu, khẳng định sự độc đáo và sáng tạo của sản phẩm trên môi trường trực tuyến. Tuy nhiên, cần lưu ý một số vấn đề liên quan đến thủ tục và hồ sơ đăng ký bản quyền giao diện website.

Đối tượng thực hiện đăng ký bản quyền giao diện website

Giao diện website có thể được đăng ký dưới hình thức tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, là đối tượng thuộc nhóm tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ quyền tác giả theo quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ.

Thủ tục đăng ký quyền tác giả đối với giao diện website do tác giả, chủ sở hữu hoặc người được tác giả, chủ sở hữu ủy quyền thực hiện.

Điều kiện đăng ký bản quyền giao diện website

Cần đáp ứng đầy đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả

– Tác giả, đồng tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, đồng chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm đáp ứng điều kiện quy định;

– Tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng thuộc loại hình, đối tượng quy định;

– Thành phần hồ sơ đăng ký phải đầy đủ, hợp lệ.

(Căn cứ Khoản 4 Điều 38 Nghị định 17/2023/NĐ-CP).

Các yêu cầu đối với giao diện website là tác phẩm mỹ thuật ứng dụng trong hồ sơ đăng ký quyền tác giả phải thỏa mãn quy định

– Bản sao tác phẩm phải được thể hiện rõ ràng trên khổ giấy A4 thể hiện đúng bố cục, đường nét, màu sắc, hình khối của toàn bộ tác phẩm;

– Trường hợp tác phẩm có chứa các chữ, từ ngữ không phải là tiếng Việt thì phải ghi rõ cách phát âm (phiên âm ra tiếng Việt) và nếu các chữ, từ ngữ đó có nghĩa thì phải dịch ra tiếng Việt; có chứa chữ số không phải là chữ số Ả-rập hoặc chữ số La-mã thì phải dịch ra chữ số Ả-rập;

– Tác phẩm có nội dung liên quan tới y khoa, giáo dục và các lĩnh vực chuyên ngành, đặc thù khác cần có văn bản, giấy tờ xác nhận, thẩm định, phê duyệt của cơ quan chức năng có thẩm quyền.

(Căn cứ Khoản 6 Điều 43 Nghị định 17/2023/NĐ-CP).

Bằng việc đăng ký bản quyền giao diện website, doanh nghiệp không chỉ có cơ hội bảo vệ tài sản trí tuệ mà còn khẳng định vị thế và uy tín của mình trên thị trường số. (Ảnh: Internet)

Từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đối với giao diện website nếu không đáp ứng điều kiện quy định

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền giao diện website và trả hồ sơ, thông báo bằng văn bản trong các trường hợp sau:

– Không đáp ứng các điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả theo quy định;

– Phát hiện tác phẩm có hình thức hoặc nội dung: Vi phạm các quy định của Hiến pháp, pháp luật; chống phá Đảng, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trái với đạo đức, thuần phong, mỹ tục của dân tộc; mê tín dị đoan và các nội dung khác theo quy định của pháp luật;

– Phát hiện tác phẩm đang có tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và chưa có quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền, Tòa án hoặc Trọng tài;

– Hết thời hạn quy định về sửa đổi, bổ sung đối với hồ sơ chưa hợp lệ mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền không nhận được hồ sơ hợp lệ hoặc hồ sơ đã nộp lại vẫn không hợp lệ.

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung bởi Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009; Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019 và Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022);
  • Nghị định 17/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan;
  • Luật Công nghệ thông tin 2006.

𝐋𝐈𝐍𝐂𝐎𝐍 𝐋𝐀𝐖 𝐅𝐈𝐑𝐌 – 𝐇𝐨̛̣𝐩 𝐭𝐚́𝐜 𝐯𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐛𝐞̂̀𝐧

Bình Luận

Bình Luận

Chưa có bình luận nào.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *