Bác sĩ là người hành nghề trong lĩnh đặc thù, mang trách nhiệm công việc có tác động trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng con người. Bệnh viện, phòng khám hay bất cứ cơ sở y tế nào cũng đều phải đảm bảo bác sĩ hoạt động tại cơ sở đáp ứng đủ điều kiện về trình độ, năng lực thực hành,… và phải được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Sử dụng người chịu trách nhiệm chuyên môn là bác sĩ không có chứng chỉ hành nghề của bác sĩ là một trong những hành vi bị cấm theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh với mức xử phạt đối bệnh viện, phòng khám hay bất cứ cơ sở y tế… lên tới 30 triệu đồng, tước giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở đến 04 tháng.
1. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài
– Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
– Bản sao hợp lệ văn bằng chuyên môn phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
– Trường hợp mất các văn bằng chuyên môn, thì phải có giấy chứng nhận tốt nghiệp hoặc bản sao hợp lệ giấy chứng nhận thay thế bằng tốt nghiệp do cơ sở đào tạo nơi đã cấp văn bằng chuyên môn đó cấp.
– Giấy xác nhận quá trình thực hành hoặc bản sao hợp lệ các văn bằng tốt nghiệp bác sỹ nội trú, bác sỹ chuyên khoa I, bác sỹ chuyên khoa II, trừ trường hợp là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc người có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
– Giấy chứng nhận đủ sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định.
– Phiếu lý lịch tư pháp.
– Sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của thủ trưởng đơn vị nơi công tác đối với người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đang làm việc trong cơ sở y tế tại thời điểm đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoặc sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú đối với những người xin cấp chứng chỉ hành nghề không làm việc cho cơ sở y tế nào tại thời điểm đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
– Hai ảnh màu 04 cm x 06 cm được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng, tính đến ngày nộp đơn.
2. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài
– Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
– Bản sao hợp lệ văn bằng chuyên môn y phù hợp với các đối tượng hành nghề theo quy định.
– Giấy xác nhận quá trình thực hành:
– Trường hợp thực hành tại Việt Nam, thực hiện theo Mẫu 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP;
– Trường hợp thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài thì trong giấy xác nhận quá trình thực hành của người có thẩm quyền của cơ sở đó phải bảo đảm các nội dung: Họ và tên người thực hành; ngày, tháng, năm sinh; địa chỉ cư trú; số hộ chiếu (ngày cấp, nơi cấp); văn bằng chuyên môn; năm tốt nghiệp; nơi thực hành; thời gian thực hành; nhận xét về năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của người thực hành đó.
– Bản sao hợp lệ giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lao động của Việt Nam cấp.
– Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ sau đây:
+ Giấy chứng nhận biết tiếng Việt thành thạo đối với người nước ngoài đăng ký sử dụng tiếng Việt để khám bệnh, chữa bệnh;
+ Giấy chứng nhận đủ trình độ phiên dịch của người phiên dịch phù hợp với ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng để khám bệnh, chữa bệnh và hợp đồng lao động của người phiên dịch với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi người hành nghề đó làm việc;
– Đối với người nước ngoài đăng ký sử dụng ngôn ngữ không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ để khám bệnh, chữa bệnh: Giấy chứng nhận sử dụng thành thạo ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng theo quy định; Giấy chứng nhận đủ trình độ phiên dịch của người phiên dịch ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng để khám bệnh, chữa bệnh và hợp đồng lao động của người phiên dịch với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi người hành nghề đó làm việc.
– Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế cấp hoặc giấy chứng nhận đủ sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nước ngoài cấp mà thời điểm cấp giấy chứng nhận sức khỏe tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề không quá 12 tháng.
– Lý lịch tư pháp (áp dụng đối với trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động).
– Hai ảnh màu 04 cm x 06 cm được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng, tính đến ngày nộp đơn.
3. Thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề
– Bộ trưởng Bộ Y tế:
+ Người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế;
+ Người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc các bộ khác, trừ trường hợp b, c.
+ Người nước ngoài đến hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam.
– Giám đốc Sở Y tế cấp, cấp lại và thu hồi chứng chỉ hành nghề đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn quản lý, trừ trường hợp quy định tại mục a và c.
– Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc cấp, cấp lại và thu hồi chứng chỉ hành nghề đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý.
4. Đối tượng được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
Đối tượng hành nghề trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh bắt buộc có chứng chỉ hành nghề gồm:
– Bác sĩ, y sĩ;
– Điều dưỡng viên;
– Hộ sinh viên;
– Kỹ thuật viên;
– Lương y;
– Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
>> ĐIỀU KIỆN CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ CỦA BÁC SĨ
>> THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP SẢN XUẤT MỸ PHẨM
Cơ sở pháp lý:
- Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009;
- Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh;
- Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
𝐋𝐈𝐍𝐂𝐎𝐍 𝐋𝐀𝐖 𝐅𝐈𝐑𝐌 – Hợp tác vững bền
- Tại Hà Nội: Tầng 5, Golden Tower, 275 đường Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội
- Tại TP.HCM: 272 Đỗ Pháp Thuận, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
- Website: http://linconlaw.vn/
- Email: Lawyer@linconlaw.vn
- Linkedln: linkedin.com/in/lincon-law-firm-100b96201
- Hotline: +84.987.733.358