ĐIỀU KIỆN CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ CỦA BÁC SĨ

ĐIỀU KIỆN CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ CỦA BÁC SĨ
Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề bác sĩ

Bác sĩ là người hành nghề trong lĩnh vực y tế, với phạm vi công việc và trách nhiệm mang tác động trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng của con người. Dù làm việc ở bệnh viện, phòng khám hay bất cứ cơ sở y tế nào, bác sĩ cũng phải đáp ứng đủ điều kiện về trình độ, năng lực thực hành,… và phải được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

Hoạt động không có chứng chỉ hành nghề của bác sĩ là một trong những hành vi bị cấm theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 với mức xử phạt có thể lên tới 40 triệu đồng, đồng thời yêu cầu nộp lại toàn bộ số lợi bất hợp pháp từ vi phạm.

1. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh

Bác sĩ để được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh cần đáp ứng đầy đủ điều kiện, bao gồm:

– Có một trong các văn bằng, giấy chứng nhận phù hợp với lĩnh vực hành nghề:

+ Văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam;

+ Giấy chứng nhận là lương y;

+ Giấy chứng nhận là người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.

– Có văn bản xác nhận quá trình thực hành.

(trừ trường hợp là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền)

–  Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

– Không thuộc trường hợp đang trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến chuyên môn y, dược theo bản án, quyết định của Tòa án; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự, quyết định hình sự của tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh; mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Ngoài ra, đối với người nước ngoài hành nghề tại Việt Nam, người Việt Nam định cư tại nước ngoài cần đáp ứng thêm một số điều kiện đặc thù :

– Đáp ứng yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh theo quy định Luật.

– Có lý lịch tư pháp được cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại xác nhận.

– Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lao động của Việt Nam cấp theo quy định của pháp luật về lao động.

2. Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh

Bước 1 :         Cá nhân nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý (Bộ Y tế hoặc Sở Y tế) theo phương thức nộp trực tiếp hoặc gửi theo đường bưu điện.

Bước 2:          Cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp cho người đề nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ.

Bước 3:          Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tiến hành thẩm định hồ sơ và có biên bản thẩm định.

Bước 4:          Cấp chứng chỉ hành nghề.

Trường hợp hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ:

+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo hoàn chỉnh hồ sơ.

+ Người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề phải sửa đổi, bổ sung theo đúng những nội dung đã được ghi trong văn bản và gửi hồ sơ bổ sung về cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ bổ sung cho người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

+ Cơ quan tiếp nhận hồ sơ tiếp tục thực hiện thủ tục theo các bước 1, 2, 3. Trường hợp hồ sơ bổ sung vẫn chưa hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ tiếp tục hướng dẫn người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề hoàn thiện hồ sơ.

+ Nếu hết thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản yêu cầu nhưng người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề không bổ sung, sửa đổi hồ sơ thì phải thực hiện lại từ đầu hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề.

3. Những đối tượng cần có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ngoài bác sĩ.

Đối tượng hành nghề trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh bắt buộc có chứng chỉ hành nghề gồm:

– Bác sĩ, y sĩ;

– Điều dưỡng viên;

– Hộ sinh viên;

– Kỹ thuật viên;

– Lương y;

– Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.

>> HỒ SƠ CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ CỦA BÁC SĨ

>> XÁC ĐỊNH NHÀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CHUYÊN NGHIỆP

Cơ sở pháp lý:

  • Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009;
  • Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh;
  • Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

𝐋𝐈𝐍𝐂𝐎𝐍 𝐋𝐀𝐖 𝐅𝐈𝐑𝐌 – Hợp tác vững bền

  • Tại Hà Nội: Tầng 5, Golden Tower, 275 đường Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội
  • Tại TP.HCM: 272 Đỗ Pháp Thuận, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
  • Website: http://linconlaw.vn/
  •  Email: Lawyer@linconlaw.vn
  •  Linkedln: linkedin.com/in/lincon-law-firm-100b96201
  •  Hotline: +84.987.733.358
Bình Luận

Bình Luận

Chưa có bình luận nào.

Để lại bình luận

Địa chỉ email sẽ được ẩn *