Trong quá trình hoạt động kinh doanh, không tránh khỏi những mâu thuẫn và xung đột phát sinh giữa các bên liên quan. Để giải quyết những tranh chấp này một cách công bằng và hiệu quả, Trọng tài thương mại là một phương án được lựa chọn phổ biến. Vậy, thẩm quyền của Trọng tài thương mại được quy định như thế nào?
Trọng tài thương mại chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp khi có thỏa thuận Trọng tài giữa các bên
Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản khi giải quyết tranh chấp tại Trọng tài thương mại. Khi muốn đưa tranh chấp ra Trọng tài, hai bên phải có thỏa thuận Trọng tài.
Thỏa thuận này có thể được xác lập theo điều khoản Trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
Bên cạnh đó, Trọng tài sẽ chỉ giải quyết toàn bộ hay một phần tranh chấp được thỏa thuận giữa các bên. Ngoài ra, thỏa thuận Trọng tài cũng không được thuộc các trường hợp bị vô hiệu hoặc không thể thực hiện được.
Những tranh chấp thuộc thẩm quyền của Trọng tài thương mại
Không phải loại tranh chấp nào cũng có thể được đưa ra giải quyết tại Trọng tài thương mại. Căn cứ quy định của pháp luật hiện hành, tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Trọng tài bao gồm:
Tranh chấp thuộc thẩm quyền của Trọng tài nếu xảy ra giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại:
Hoạt động thương mại là các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm: mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Khi hai bên tiến hành những hoạt động này với nhau và phát sinh tranh chấp, tranh chấp có thể được giải quyết tại Trọng tài.
Tranh chấp thuộc thẩm quyền của Trọng tài nếu ít nhất một bên trong mối quan hệ tranh chấp có hoạt động thương mại:
Khi một bên có các hoạt động thương mại nêu trên và cung cấp các dịch vụ đó cho bên còn lại và hai bên phát sinh tranh chấp, tranh chấp có thể được giải quyết tại Trọng tài.
Tranh chấp khác sẽ thuộc thẩm quyền của Trọng tài nếu giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.
Xác định thẩm quyền của Trọng tài với Tòa án trong giải quyết tranh chấp
Thông thường, trọng tài sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp nếu có thỏa thuận trọng tài và tranh chấp thuộc lĩnh vực trọng tài có thẩm quyền. Trong một số trường hợp, có thể dù tranh chấp đã có thỏa thuận Trọng tài nhưng vẫn sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án:
– Có quyết định của Tòa án huỷ phán quyết Trọng tài, hủy quyết định của Hội đồng Trọng tài về việc công nhận sự thỏa thuận của các bên;
– Có quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp của Hội đồng trọng tài, Trung tâm trọng tài;
– Tranh chấp thuộc trường hợp khác theo quy định pháp luật.
Nếu một bên tranh chấp yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp thuộc thẩm quyền của Trọng tài, Tòa án sẽ phải xem xét và xác định tranh chấp đó có thuộc các trường hợp nêu trên không. Nếu tranh chấp không có thỏa thuận hoặc văn bản xác định tranh chấp không có thỏa thuận thương mại, Tòa án xem xét thụ lý, giải quyết theo thẩm quyền. Nếu có thỏa thuận và thỏa thuận không thuộc các trường hợp nêu trên, Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo.
Nếu các bên vừa có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài, vừa có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng Tòa án thì:
– Nếu người khởi kiện yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp trước khi yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hoặc yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp khi Tòa án chưa thụ lý vụ án: khi nhận được đơn khởi kiện Tòa án phải trả lại đơn khởi kiện. Nếu Tòa án đã thụ lý vụ án thì sẽ ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án, trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu gửi kèm theo đơn khởi kiện.
– Nếu người khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp: Ngay sau khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án phải xác định một trong các bên đã yêu cầu Trọng tài giải quyết hay chưa. Nếu Tòa án xác định đã yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện. Nếu người bị kiện, người khởi kiện chưa yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp thì Tòa án xem xét thụ lý giải quyết theo thủ tục chung. Nếu Tòa án đã thụ lý vụ án mà phát hiện tranh chấp đã có yêu cầu Trọng tài trước thời điểm Tòa án thụ lý vụ án, Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án, trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu gửi kèm theo đơn khởi kiện.
>> THỎA THUẬN TRỌNG TÀI CẦN LƯU Ý GÌ? https://linconlaw.vn/thoa-thuan-trong-tai-can-luu-y-gi/
>> CÁC PHƯƠNG THỨC THU HỒI NỢ PHỔ BIẾN https://linconlaw.vn/cac-phuong-thuc-thu-hoi-no-pho-bien/
Căn cứ pháp lý:
- Luật Trọng tài thương mại 2010;
- Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành Quy định Luật Trọng tài thương mại do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành.
𝐋𝐈𝐍𝐂𝐎𝐍 𝐋𝐀𝐖 𝐅𝐈𝐑𝐌 – 𝐇𝐨̛̣𝐩 𝐭𝐚́𝐜 𝐯𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐛𝐞̂̀𝐧
- Tại Hà Nội: Tầng 4, Tòa nhà Sudico, đường Mễ Trì, phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Tại TP.HCM: 272 Đỗ Pháp Thuận, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
- Website: http://linconlaw.vn/
- Email: Lawyer@linconlaw.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/Linconlawfirmm
- Linkedln: linkedin.com/in/lincon-law-firm-100b96201
- Hotline: +84.987.733.358