XỬ LÝ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG GIẢ (PHẦN 2) 

XỬ LÝ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG GIẢ (PHẦN 2) 

2. Truy cứu trách nhiệm hình sự  

Trường hợp làm giả các loại thực phẩm chức năng có gắn nhãn mác của các thương hiệu khác để buôn bán, sản xuất ra bên ngoài thuộc một trong các trường hợp tại Điều 192 Bộ Luật hình sự 2015 (sửa đổi 2017) thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả với mức phạt tù từ 01 năm đến 05 năm, và phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 1 tỷ đồng. Cụ thể các trường hợp như:  

– Thực phẩm chức năng làm giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi 2017) hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; 

– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; 

– Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; 

– Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 

Bên cạnh đó, nếu như việc làm giả thực phẩm chức năng mang tính tổ chức, chuyên nghiệp, buôn bán qua biên giới, tái phạm nguy hiểm, thu lợi bất chính từ 100 đồng đến dưới 500 đồng hay làm chết người, tổn hại sức khỏe cơ thể từ 61% trở lên thì có thể bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.  

Trường hợp nặng hơn có thể bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm nếu như người vi phạm làm chết 02 người trở lên, tổn hại thương tích cơ thể từ 122% trở lên, gây thiệt hại về tài sản từ 1 tỷ 200 triệu trở lên, thu lợi bất chính hơn 500 triệu đồng,..  

Công ty Luật TNHH Lincon là công ty luật với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn pháp luật, trong đó có các vấn đề liên quan đến công bố thực phẩm chức năng cho doanh nghiệp. Công ty Luật TNHH Lincon luôn sẵn sàng cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất nhằm đáp ứng nhu cầu liên quan đến tư vấn, giải quyết các vấn đề liên quan đến thực phẩm chức năng ở Việt Nam. 

Căn cứ pháp lý:  

  • Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi 2017);  
  • Nghị định 98/2020/NĐ-CP;  
  • Nghị định 185/2013/NĐ-CP.  

  

𝐋𝐈𝐍𝐂𝐎𝐍 𝐋𝐀𝐖 𝐅𝐈𝐑𝐌 – 𝐇𝐨̛̣𝐩 𝐭𝐚́𝐜 𝐯𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐛𝐞̂̀𝐧

Bình Luận

Bình Luận

Chưa có bình luận nào.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *