Chứng chỉ tiền gửi là một một loại giấy tờ có giá, một công cụ đầu tư an toàn và hấp dẫn. Tuy nhiên, để tận dụng hiệu quả các lợi ích và bảo vệ quyền lợi của mình, nội dung của chứng chỉ tiền gửi cũng cần được lưu ý. Cụ thể những nội dung này là gì?
Chứng chỉ tiền gửi phải được phát hành theo hình thức quy định
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành chứng chỉ tiền gửi theo một trong những hình thức: chứng chỉ, bút toán ghi sổ và các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Trường hợp phát hành chứng chỉ tiền gửi theo hình thức chứng chỉ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thiết kế và in ấn để đảm bảo khả năng chống giả cao.
Trường hợp phát hành chứng chỉ tiền gửi không theo hình thức chứng chỉ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp cho người mua chứng nhận quyền sở hữu giấy tờ có giá.
Nội dung chứng chỉ tiền gửi phải đáp ứng yêu cầu tối thiểu của pháp luật
Chứng chỉ tiền gửi phải bao gồm các nội dung sau:
– Tên tổ chức phát hành;
– Tên gọi chứng chỉ tiền gửi;
– Ký hiệu, số sê-ri phát hành;
– Chữ ký của người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành và các chữ ký khác do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định;
– Mệnh giá, thời hạn, ngày phát hành, ngày đến hạn thanh toán;
– Lãi suất, phương thức trả lãi, thời điểm trả lãi, địa điểm thanh toán gốc và lãi;
– Họ tên, số Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực, địa chỉ của người mua (nếu người mua là cá nhân); tên tổ chức mua, số giấy phép thành lập hoặc mã số doanh nghiệp hoặc số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trong trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp), địa chỉ của tổ chức mua (nếu người mua là tổ chức);
– Đối với chứng chỉ tiền gửi do công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính phát hành, ghi rõ người sở hữu chỉ được chuyển quyền sở hữu cho tổ chức;
– Các nội dung khác của chứng chỉ tiền gửi do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quyết định.

Chứng chỉ tiền gửi chỉ được phát hành và thanh toán bằng đồng tiền quy định
Chứng chỉ tiền gửi được phát hành và thanh toán bằng đồng Việt Nam.
Mệnh giá của chứng chỉ tiền gửi là 100.000 (một trăm nghìn) đồng Việt Nam hoặc bội số của 100.000 (một trăm nghìn) đồng Việt Nam.
>> CHỨNG CHỈ TIỀN GỬI VÀ SỔ TIẾT KIỆM CÓ PHẢI LÀ MỘT? https://linconlaw.vn/chung-chi-tien-gui-va-so-tiet-kiem-co-phai-la-mot/
>> ĐIỀU KIỆN HƯỞNG BẢO HIỂM TAI NẠN LAO ĐỘNG https://linconlaw.vn/dieu-kien-huong-bao-hiem-tai-nan-lao-dong/
Căn cứ pháp lý:
- Luật Các tổ chức tín dụng 2024;
- Thông tư 01/2021/TT-NHNN quy định về phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành.
𝐋𝐈𝐍𝐂𝐎𝐍 𝐋𝐀𝐖 𝐅𝐈𝐑𝐌 – 𝐇𝐨̛̣𝐩 𝐭𝐚́𝐜 𝐯𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐛𝐞̂̀𝐧
- Tại Hà Nội: Tầng 4, Tòa nhà Sudico, đường Mễ Trì, phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Tại TP.HCM: 272 Đỗ Pháp Thuận, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
- Website: http://linconlaw.vn/
- Email: Lawyer@linconlaw.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/Linconlawfirmm
- Linkedln: linkedin.com/in/lincon-law-firm-100b96201
- Hotline: +84.987.733.358