CÓ ĐƯỢC SỬA ĐỔI DI CHÚC SAU KHI LẬP KHÔNG?

CÓ ĐƯỢC SỬA ĐỔI DI CHÚC SAU KHI LẬP KHÔNG?

Cá nhân có quyền lập di chúc và tự do định đoạt về việc phân chia di sản thừa kế, chỉ định người quản lý và mục đích sử dụng của di sản. Đồng thời, sửa đổi di chúc cũng là quyền được phép theo quy định của pháp luật. Vậy, quy định về quyền sửa đổi di chúc như thế nào?

1. Di chúc có thể được lập dưới những hình thức nào?

Quy định của pháp luật hiện hành, di chúc có thể tồn tại dưới các hình thức sau:

– Di chúc bằng văn bản; hoặc

– Di chúc bằng miệng.

Di chúc phải được lập thành văn bản, chỉ khi không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.

2. Di chúc có hiệu lực khi nào?

Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, di chúc sẽ không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần. Cụ thể:

– Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;

– Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.

– Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.

Lưu ý:

+ Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực.

+ Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.

Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào.

3. Sửa đổi di chúc thực hiện thế nào?

a. Thời điểm có quyền sửa đổi di chúc:

Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào. Quy định này cũng áp dụng tương tự với trường hợp thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập.

b. Hiệu lực của nội dung di chúc sau khi sửa đổi di chúc:

Trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.

Nếu người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ.

Cơ sở pháp lý:

  • Bộ luật dân sự 2015.

𝐋𝐈𝐍𝐂𝐎𝐍 𝐋𝐀𝐖 𝐅𝐈𝐑𝐌 – 𝐇𝐨̛̣𝐩 𝐭𝐚́𝐜 𝐯𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐛𝐞̂̀𝐧

Bình Luận

Bình Luận

Chưa có bình luận nào.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *