Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là một trong những điều kiện cơ bản để đảm bảo sức khỏe của người lao động cũng như chất lượng công việc. Quy định về vấn đề này là nội dung được rất nhiều người lao động quan tâm để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Nắm vững pháp luật, là cách để người lao động có thể tự bảo vệ mình, đồng thời để người sử dụng lao động hạn chế vướng phải vi phạm không đáng có.
1. Thời giờ làm việc bình thường thời giờ làm việc đúng luật
Theo quy định về pháp luật về lao động hiện hành, thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.
Doanh nghiệp với tư cách người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần để phù hợp với đặc thù kinh doanh của mình, tuy nhiên sẽ có trách nhiệm thông báo cho người lao động biết. Trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động được Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện.
2. Giờ làm việc ban đêm thời giờ làm việc đúng luật
Theo quy định pháp luật, người lao động làm việc trong khoảng thời gian từ 22 giờ hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau sẽ được tính giờ làm việc ban đêm.
3. Làm thêm giờ thời giờ làm việc đúng luật
Người lao động được xác định là làm thêm giờ khi làm việc trong khoảng thời gian nằm ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.
Người sử dụng lao động chỉ được phép chỉ định người lao động làm thêm giờ nếu đáp ứng đủ các điều kiện:
– Được sự đồng ý của người lao động;
– Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động theo đúng quy định của pháp luật.
Trong đó, số giờ làm thêm người sử dụng lao động được phép chỉ định người lao động làm việc được quy định như sau:
– Nếu người sử dụng lao động tính thời giờ làm việc theo ngày thì số giờ làm thêm không được vượt quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày. Nếu áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày;
– Không quá 12 giờ trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần.
– Người sử dụng lao động chỉ được tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ hoặc 300 giờ (đối với ngành nghề đặc biệt) trong một năm nếu thuộc các trường hợp sau và phải thông báo bằng văn bản về việc này đến cơ quan có thẩm quyền.
>> VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP TỪ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ CHUYỂN VỐN https://linconlaw.vn/von-dau-tu-truc-tiep-tu-nuoc-ngoai-vao-viet-nam-va-van-de-chuyen-von/
>> KHÔNG ĐĂNG KÝ NỘI QUY LAO ĐỘNG, XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO? https://linconlaw.vn/khong-dang-ky-noi-quy-lao-dong-xu-ly-nhu-the-nao/
4. Thời giờ nghỉ ngơi
Người lao động có quyền nghỉ nhưng vẫn được tính lương trong các trường hợp sau:
– Nghỉ trong giờ làm việc (nghỉ giữa giờ, nghỉ giải lao);
– Nghỉ chuyển ca;
– Nghỉ hàng tuần;
– Nghỉ lễ, tết;
– Nghỉ hàng năm;
– Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương.
– Nghỉ để đảm bảo sức khỏe đối với lao động nữ.
– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật, nội quy lao động và/hoặc thỏa ước lao động tập thể.
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật Lao động 2019.
𝐋𝐈𝐍𝐂𝐎𝐍 𝐋𝐀𝐖 𝐅𝐈𝐑𝐌 – 𝐇𝐨̛̣𝐩 𝐭𝐚́𝐜 𝐯𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐛𝐞̂̀𝐧
- Tại Hà Nội: Tầng 4, Tòa nhà Sudico, đường Mễ Trì, phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Tại TP.HCM: 272 Đỗ Pháp Thuận, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
- Website: http://linconlaw.vn/
- Email: Lawyer@linconlaw.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/Linconlawfirmm
- Linkedln: linkedin.com/in/lincon-law-firm-100b96201
- Hotline: +84.987.733.358