ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI CẦN LƯU Ý GÌ?

ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI CẦN LƯU Ý GÌ?

Pháp luật Việt Nam khuyến khích các nhà đầu tư phát triển hoạt động kinh doanh, mở rộng thị trường ra nước ngoài phù hợp với tốc độ hội nhập, phát triển kinh tế. Thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giao thương, tiếp cận công nghệ, nâng cao năng lực và gia tăng lợi luận cho chính nhà đầu tư, đồng thời góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển.

Tuy nhiên, khi thực hiện đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư cần lưu ý một số vấn đề như trình bày tại bài viết này.

1.         Ai được phép thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài?

       Doanh nghiệp.

       Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

       Tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

       Hộ kinh doanh đăng ký theo quy định của pháp luật Việt Nam.

       Cá nhân mang quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp không được phép theo quy định.

       Các tổ chức khác thực hiện đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2.         Đầu tư ra nước ngoài gồm những hình thức nào?

      Nhà đầu tư có thể thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo một trong các hình thức:

      Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;

      Đầu tư theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài;

      Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó;

      Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

3.         Có thể góp vốn bằng tài sản gì khi đầu tư ra nước ngoài?

Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài gồm tiền và tài sản hợp pháp khác của nhà đầu tư (vốn chủ sở hữu, vốn vay tại Việt Nam chuyển ra nước ngoài, lợi nhuận thu được từ dự án đầu tư ra nước ngoài được giữ lại để thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài). Bao gồm:

      Ngoại tệ trên tài khoản tại tổ chức tín dụng được phép hoặc mua tại tổ chức tín dụng được phép theo quy định của pháp luật;

      Đồng Việt Nam phù hợp với pháp luật về quản lý ngoại hối của Việt Nam;

      Máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, hàng hóa thành phẩm, hàng hóa bán thành phẩm;

      Giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, thương hiệu, quyền đối với tài sản;

      Cổ phần, phần vốn góp, dự án của nhà đầu tư được hoán đổi tại tổ chức kinh tế ở Việt Nam và tổ chức kinh tế ở nước ngoài theo quy định.

      Các tài sản hợp pháp khác theo quy định của pháp luật dân sự.

4.         Đầu tư ra nước ngoài có cần tuân thủ điều kiện về ngành, nghề đầu tư hay không?

Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài cần tuân thủ các điều kiện về ngành, nghề đầu tư của nước sở tại liên quan đến vấn đề tiếp cận thị trường.

Ngoài ra, pháp luật Việt Nam cũng đặt ra một số quy định cần tuân thủ về:

      Ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài:

+      Kinh doanh các chất ma túy;

+      Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật;

+      Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên thuộc danh mục quy định;

+      Kinh doanh mại dâm;

+      Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;

+      Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;

+      Kinh doanh pháo nổ;

+      Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

+      Ngành, nghề có công nghệ, sản phẩm thuộc đối tượng cấm xuất khẩu theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương.

      Ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện:

+      Ngân hàng;

+      Bảo hiểm;

+      Chứng khoán;

+      Báo chí, phát thanh, truyền hình;

+      Kinh doanh bất động sản.

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Đầu tư 2020;
  • Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư ban hành ngày 26/03/2021.

𝐋𝐈𝐍𝐂𝐎𝐍 𝐋𝐀𝐖 𝐅𝐈𝐑𝐌 – 𝐇𝐨̛̣𝐩 𝐭𝐚́𝐜 𝐯𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐛𝐞̂̀𝐧

Bình Luận

Bình Luận

Chưa có bình luận nào.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *