Việc nuôi con nuôi và đăng ký với cơ quan có thẩm quyền nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững và đầy đủ tính pháp lý. Sau khi hoàn thiện những thủ tục quy định này, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con. Tuy nhiên, cha mẹ nuôi có quyền đổi tên con nuôi không, cùng theo dõi bài viết dưới đây.
1. Ai được nhận con nuôi?
Mục đích nhận con nuôi là bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình. Các cá nhân có quyền nhận con nuôi bao gồm đối tượng với thứ tự ưu tiên như sau:
– Cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;
– Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước;
– Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam;
– Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
– Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài.
2. Để nhận con nuôi cần đáp ứng điều kiện gì?
Để được chấp thuận đăng ký nhận trẻ em làm con nuôi, người nhận nuôi con cần đáp ứng các điều kiện sau:
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
– Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
– Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
– Có tư cách đạo đức tốt.
Lưu ý, trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định về tuổi tác (hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên) và điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi.
>> THỦ TỤC NHẬN CON NUÔI CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM https://linconlaw.vn/thu-tuc-nhan-con-nuoi-cua-nguoi-nuoc-ngoai-tai-viet-nam/
>> THỰC TẾ DIỆN TÍCH ĐẤT KHÁC SỔ DO THỪA KẾ, CẦN LÀM GÌ? https://linconlaw.vn/thuc-te-dien-tich-dat-khac-so-do-thua-ke-can-lam-gi/
3. Nhận nuôi, cha mẹ có quyền đổi tên con nuôi không?
Theo quy định của pháp luật, kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau.
Tương ứng, họ, tên của con nuôi có thể được thay đổi theo yêu cầu của cha mẹ nuôi. Tuy nhiên cần lưu ý, việc đổi tên con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó.
Ngoài ra, trường hợp con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi, dân tộc của con được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi.
Căn cứ pháp lý:
- Luật nuôi con nuôi 2010.
𝐋𝐈𝐍𝐂𝐎𝐍 𝐋𝐀𝐖 𝐅𝐈𝐑𝐌 – 𝐇𝐨̛̣𝐩 𝐭𝐚́𝐜 𝐯𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐛𝐞̂̀𝐧
- Tại Hà Nội: Tầng 4, Tòa nhà Sudico, đường Mễ Trì, phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Tại TP.HCM: 272 Đỗ Pháp Thuận, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
- Website: http://linconlaw.vn/
- Email: Lawyer@linconlaw.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/Linconlawfirmm
- Linkedln: linkedin.com/in/lincon-law-firm-100b96201
- Hotline: +84.987.733.358