Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế được áp dụng đối với thu nhập mà doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh doanh thu được từ hoạt động kinh doanh, bao gồm lợi nhuận từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, hoặc các hoạt động tài chính… Vậy, đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp gồm những ai?
1. Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp gồm những ai?
Đối tượng là người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp gồm các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định (gọi chung là “doanh nghiệp”):
– Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
– Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;
– Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã;
– Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
– Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.
2. Thu nhập nào phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp?
Theo quy định hiện hành, thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp gồm:
a. Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;
b. Thu nhập khác theo quy định của pháp luật:
– Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, bao gồm thu nhập từ việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn đã đầu tư vào doanh nghiệp (kể cả trường hợp bán doanh nghiệp, chuyển nhượng chứng khoán, chuyển nhượng quyền góp vốn và các hình thức chuyển nhượng vốn khác theo quy định của pháp luật);
– Thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, thu nhập từ chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản;
– Thu nhập từ quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản kể cả thu nhập từ quyền sở hữu trí tuệ, thu nhập từ chuyển giao công nghệ;
– Thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản (trừ bất động sản), trong đó có các loại giấy tờ có giá khác;
– Thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, bán ngoại tệ bao gồm:
+ Lãi tiền gửi tại các tổ chức tín dụng, lãi cho vay vốn dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật bao gồm cả tiền lãi trả chậm, lãi trả góp, phí bảo lãnh tín dụng và các khoản phí khác trong hợp đồng cho vay vốn;
+ Thu nhập từ bán ngoại tệ;
+ Khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính;
+ Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ (riêng chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp mới thành lập mà tài sản cố định này chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính).
Đối với khoản nợ phải thu, khoản cho vay có gốc ngoại tệ phát sinh trong kỳ thì chênh lệch tỷ giá hối đoái của các khoản nợ phải thu, khoản cho vay này là khoản chênh lệch giữa tỷ giá hối đoái tại thời điểm thu hồi nợ với tỷ giá hối đoái tại thời điểm ghi nhận khoản nợ phải thu hoặc khoản cho vay ban đầu;
– Các khoản trích trước vào chi phí nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không hết theo kỳ hạn trích lập mà doanh nghiệp không hạch toán điều chỉnh giảm chi phí;
– Khoản nợ khó đòi đã xóa nay đòi được;
– Khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ;
– Khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót phát hiện ra;
– Chênh lệch giữa thu về tiền phạt, tiền bồi thường do vi phạm hợp đồng kinh tế hoặc thưởng do thực hiện tốt cam kết theo hợp đồng (không bao gồm các khoản tiền phạt, tiền bồi thường được ghi giảm giá trị công trình trong giai đoạn đầu tư) trừ (-) đi khoản bị phạt, trả bồi thường do vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật;
– Các khoản tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật nhận được;
– Chênh lệch do đánh giá lại tài sản theo quy định của pháp luật để góp vốn, điều chuyển khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, trừ trường hợp cổ phần hóa, sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
>> ĐỊA BÀN ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ – CÁCH XÁC ĐỊNH https://linconlaw.vn/dia-ban-uu-dai-dau-tu-cach-xac-dinh/
>> TỪ 01/12/2023, GIẢM PHÍ, LỆ PHÍ NẾU NỘP ONLINE 04 THỦ TỤC https://linconlaw.vn/tu-01-12-2023-giam-phi-le-phi-neu-nop-online-04-thu-tuc/
3. Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp xác định thế nào?
Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định theo năm dương lịch hoặc năm tài chính.
Tuy nhiên, kỳ tính thuế sẽ được xác định theo từng lần phát sinh thu nhập đối với trường hợp người nộp thuế là doanh nghiệp nước ngoài sau:
– Có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam mà khoản thu nhập này không liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú;
– Doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.
Cơ sở pháp lý:
- Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2013);
- Nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành ngày 26/12/2013;
- Nghị định 91/2014/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định quy định về thuế ban hành ngày 01/10/2014.
𝐋𝐈𝐍𝐂𝐎𝐍 𝐋𝐀𝐖 𝐅𝐈𝐑𝐌 – 𝐇𝐨̛̣𝐩 𝐭𝐚́𝐜 𝐯𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐛𝐞̂̀𝐧
- Tại Hà Nội: Tầng 4, Tòa nhà Sudico, đường Mễ Trì, phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Tại TP.HCM: 272 Đỗ Pháp Thuận, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
- Website: http://linconlaw.vn/
- Email: Lawyer@linconlaw.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/Linconlawfirmm
- Linkedln: linkedin.com/in/lincon-law-firm-100b96201
- Hotline: +84.987.733.358