HỦY PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI TRONG TRƯỜNG HỢP NÀO?

HỦY PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI TRONG TRƯỜNG HỢP NÀO?

Trọng tài thương mại là một trong những hình thức giải quyết tranh chấp theo pháp luật hiện hành với đặc thù nổi bật về tính linh hoạt và ưu tiên thỏa thuận của các bên. Tuy có giá trị chung thẩm, phán quyết Trọng tài có thể bị hủy trong một số trường hợp nhất định. Vậy, việc hủy phán quyết Trọng tài được quy định như thế nào?

1. Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hình thức Trọng tài

Tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại có thể được giải quyết bằng một trong các hình thức:

Thương lượng giữa các bên.

Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải.

Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án.

Trong đó, Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của pháp luật. Hình thức này được lựa chọn khá phổ biến trên thực tế nhờ tính linh hoạt, bảo mật và nhanh gọn.

2. Quyền yêu cầu hủy phán quyết Trọng tài và thẩm quyền hủy phán quyết Trọng tài

a. Quyền yêu cầu huỷ phán quyết Trọng tài được quy định thế nào?

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết Trọng tài, một bên có quyền làm đơn yêu cầu huỷ phán quyết Trọng tài nếu có đủ căn cứ để chứng minh được rằng Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong những trường hợp pháp luật quy định.

Lưu ý, đơn yêu cầu hủy phán quyết Trọng tài phải kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu hủy phán quyết Trọng tài là có căn cứ và hợp pháp.

Trường hợp gửi đơn quá hạn vì sự kiện bất khả kháng thì thời gian có sự kiện bất khả kháng không được tính vào thời hạn yêu cầu hủy phán quyết Trọng tài.

b. Thẩm quyền hủy phán quyết Trọng tài

Tòa án.

>> ĐIỀU KIỆN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI https://linconlaw.vn/?p=7818

>> VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP TỪ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ CHUYỂN VỐN https://linconlaw.vn/von-dau-tu-truc-tiep-tu-nuoc-ngoai-vao-viet-nam-va-van-de-chuyen-von/

Tòa án xem xét việc hủy phán quyết trọng tài khi có đơn yêu cầu của một bên.

3. Trường hợp nào phán quyết trọng tài bị xem xét hủy

Phán quyết trọng tài bị hủy nếu thuộc một trong các trường hợp:

Không có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu;

Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng Trọng tài không phù hợp với thoả thuận của các bên hoặc trái với các quy định của pháp luật;

Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng Trọng tài; trường hợp phán quyết Trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng Trọng tài thì nội dung đó bị huỷ;

Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài;

Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

Lưu ý, Tòa án xem xét việc hủy phán quyết trọng tài khi có đơn yêu cầu của một bên.

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Trọng tài thương mại 2010;
  • Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP

𝐋𝐈𝐍𝐂𝐎𝐍 𝐋𝐀𝐖 𝐅𝐈𝐑𝐌 – 𝐇𝐨̛̣𝐩 𝐭𝐚́𝐜 𝐯𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐛𝐞̂̀𝐧

Bình Luận

Bình Luận

Chưa có bình luận nào.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *