Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, việc vay vốn từ nước ngoài đã trở thành một giải pháp tài chính phổ biến đối với nhiều doanh nghiệp và tổ chức tại Việt Nam. Tuy nhiên, để đảm bảo tính hợp pháp và tuân thủ quy định, việc đăng ký khoản vay nước ngoài là điều cần thiết. Vậy khi nào thì doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện thủ tục đăng ký khoản vay nước ngoài?
1. Khi nào phải thực hiện thủ tục đăng ký khoản vay nước ngoài?
Đối với các khoản vay nước ngoài không được chính phủ bảo lãnh, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện đầy đủ thủ tục đăng ký khoản vay nước ngoài theo quy định. Bao gồm:
– Khoản vay trung, dài hạn nước ngoài.
– Khoản vay ngắn hạn được gia hạn thời gian trả nợ gốc mà tổng thời hạn của khoản vay là trên 01 năm.
– Khoản vay ngắn hạn không có thỏa thuận gia hạn nhưng còn dư nợ gốc (bao gồm cả nợ lãi được nhập gốc) tại thời điểm tròn 01 năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên, trừ trường hợp bên đi vay hoàn thành thanh toán dư nợ gốc nói trên trong thời gian 30 ngày làm việc kể từ thời điểm tròn 01 năm tính từ ngày rút vốn đầu tiên.
Mỗi hành vi tùy mức độ vi phạm có thể bị xử phạt từ 20 triệu đồng.
2. Đối tượng đăng ký khoản vay nước ngoài là ai?
– Bên đi vay ký kết thỏa thuận vay nước ngoài với bên cho vay là người không cư trú.
– Tổ chức chịu trách nhiệm trả nợ trực tiếp cho bên ủy thác trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ký hợp đồng nhận ủy thác cho vay lại với bên ủy thác là người không cư trú.
– Bên có nghĩa vụ trả nợ theo công cụ nợ phát hành ngoài lãnh thổ Việt Nam cho người không cư trú.
– Bên đi thuê trong hợp đồng cho thuê tài chính với bên cho thuê là người không cư trú.
– Tổ chức kế thừa nghĩa vụ trả nợ khoản vay nước ngoài thuộc đối tượng đăng ký, đăng ký thay đổi theo quy định tại Thông tư này trong trường hợp bên đi vay đang thực hiện khoản vay nước ngoài thì thực hiện chia, tách, hợp nhất hoặc sáp nhập.
3. Trình tự thực hiện đăng ký khoản vay nước ngoài như thế nào?
– Bước 1: Chuẩn bị Đơn đăng ký khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh
+ Trường hợp bên đi vay đã khai báo thông tin khoản vay trên Trang điện tử trước khi gửi hồ sơ đăng ký khoản vay nước ngoài: bên đi vay in Đơn từ Trang điện tử, ký và đóng dấu;
+ Trường hợp bên đi vay không khai báo thông tin khoản vay trên Trang điện tử trước khi gửi hồ sơ: bên đi vay hoàn thành Đơn đăng ký khoản vay nước ngoài theo mẫu quy định.
– Bước 2: Gửi hồ sơ
Đơn kèm hồ sơ đăng ký khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh được nộp qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan xác nhận đăng ký Khoản vay có thẩm quyền.
Thời hạn gửi hồ sơ:
– 30 ngày làm việc kể từ ngày ký thỏa thuận vay nước ngoài trung, dài hạn;
– 30 ngày làm việc kể từ ngày ký thỏa thuận gia hạn khoản vay nước ngoài ngắn hạn thành trung, dài hạn đối với khoản vay ngắn hạn được gia hạn thời gian trả nợ gốc với tổng thời hạn của khoản vay là trên 01 năm, mà ngày ký thỏa thuận gia hạn trong vòng 01 năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên;
– 30 ngày làm việc kể từ ngày bên đi vay được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép thành lập và hoạt động theo pháp luật chuyên ngành, ngày ký hợp đồng đầu tư theo phương thức đối tác công tư (hợp đồng PPP), ngày các bên ký thỏa thuận vay nước ngoài để chuyển số tiền chuẩn bị đầu tư thành vốn vay (tùy thuộc ngày nào đến sau), áp dụng đối với khoản vay nước ngoài phát sinh từ việc chuyển số tiền thực hiện chuẩn bị đầu tư của các dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thành vốn vay nước ngoài.
– 60 ngày làm việc tính từ ngày tròn 01 năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên đối với:
(i) Khoản vay ngắn hạn được gia hạn thời gian trả nợ gốc với tổng thời hạn của khoản vay là trên 01 năm, mà ngày ký thỏa thuận gia hạn sau 01 năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên; và
(ii) Khoản vay ngắn hạn không có thỏa thuận gia hạn nhưng còn dư nợ gốc (bao gồm cả nợ lãi được nhập gốc) tại thời điểm tròn 01 năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên, trừ trường hợp bên đi vay hoàn thành thanh toán dư nợ gốc nói trên trong thời gian 30 ngày làm việc kể từ thời điểm tròn 01 năm tính từ ngày rút vốn đầu tiên.
– Bước 3: Ngân hàng nhà nước từ chối/xác nhận trong vòng:
+ 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của bên đi vay trong trường hợp bên đi vay đã khai báo thông tin khoản vay trên Trang điện tử;
+ 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của bên đi vay trong trường hợp bên đi vay không khai báo thông tin khoản vay trên Trang điện tử;
+ 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của bên đi vay đối với trường hợp khoản vay bằng đồng Việt Nam phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, chấp thuận theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Thông tư này.
Đối với trường hợp từ chối hồ sơ, phải thực hiện bằng văn bản từ chối xác nhận đăng ký khoản vay có nêu rõ lý do.
>> TÀI KHOẢN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP (DICA), LƯU Ý QUAN TRỌNG https://linconlaw.vn/tai-khoan-von-dau-tu-truc-tiep-dica-luu-y-quan-trong/
>> VAY VỐN DƯỚI 100 TRIỆU CẦN ĐÁP ỨNG ĐIỀU KIỆN GÌ? https://linconlaw.vn/vay-von-duoi-100-trieu-can-dap-ung-dieu-kien-gi/
Căn cứ pháp lý:
- Thông tư 12/2022/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 30/09/2022.
𝐋𝐈𝐍𝐂𝐎𝐍 𝐋𝐀𝐖 𝐅𝐈𝐑𝐌 – 𝐇𝐨̛̣𝐩 𝐭𝐚́𝐜 𝐯𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐛𝐞̂̀𝐧
- Tại Hà Nội: Tầng 4, Tòa nhà Sudico, đường Mễ Trì, phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Tại TP.HCM: 272 Đỗ Pháp Thuận, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
- Website: http://linconlaw.vn/
- Email: Lawyer@linconlaw.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/Linconlawfirmm
- Linkedln: linkedin.com/in/lincon-law-firm-100b96201
- Hotline: +84.987.733.358