Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải tuân thủ tiêu chuẩn và được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (sau đây gọi tắt là “Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm”) trong quá trình hoạt động theo yêu cầu của pháp luật. Hành vi vi phạm Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm có thể bị xử phạt đến 60 triệu đồng. Quy định này cụ thể thế nào, cùng theo dõi bài viết dưới đây.
1. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
Đối với những đối tượng thuộc trường hợp yêu cầu, Cơ sở được cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện:
– Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định;
– Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Kiểm tra sau khi cấp, phát hiện vi phạm Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
Công tác kiểm tra nhằm phát hiện vi phạm Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm được quy định như sau:
– Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm theo quy định và cơ quan chức năng có thẩm quyền thực hiện kiểm tra sau cấp Giấy chứng nhận.
– Cơ quan có thẩm quyền cấp trên có quyền kiểm tra cơ sở do cơ quan có thẩm quyền cấp dưới cấp Giấy chứng nhận.
Trong đó, số lần kiểm tra không quá 01 lần/năm.
>> THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG TRƯỜNG HỢP NÀO? https://linconlaw.vn/thu-hoi-giay-chung-nhan-an-toan-thuc-pham-trong-truong-hop-nao/
>> THỦ TỤC CÔNG BỐ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG NHẬP KHẨU https://linconlaw.vn/thu-tuc-cong-bo-thuc-pham-chuc-nang-nhap-khau/
3. Chế tài xử phạt đối với vi phạm Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
Tùy thuộc hành vi và mức độ vi phạm Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, cơ sở có thể bị xử lý theo quy định sau:
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với các hành vi:
+ Kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm; hoặc
+ Kinh doanh dịch vụ ăn uống mà có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết hiệu lực.
(trừ trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm).
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi:
+ Sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; hoặc
+ Có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết hiệu lực.
(trừ trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm)
Biện pháp khắc phục hậu quả có thể bị áp dụng đối với vi phạm Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm gồm: buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm; buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm.
– Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (sau đây gọi tắt là GMP) hoặc có Giấy chứng nhận GMP nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên dây chuyền sản xuất thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền hoặc trường hợp khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
+ Buôn bán, lưu thông trên thị trường sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu đã được cấp Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm hoặc Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm trước ngày 01 tháng 7 năm 2019 mà không thực hiện bổ sung Giấy chứng nhận GMP hoặc chứng nhận tương đương trước khi sản xuất.
Biện pháp khắc phục hậu quả có thể bị áp dụng đối với vi phạm Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm gồm: buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm; buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm.
Căn cứ pháp lý:
- Luật an toàn thực phẩm 2010;
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm ban hành ngày 02/02/2018;
- Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm ban hành ngày 04/09/2018;
- Nghị định 124/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm và Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế ban hành ngày 28/12/2021.
𝐋𝐈𝐍𝐂𝐎𝐍 𝐋𝐀𝐖 𝐅𝐈𝐑𝐌 – 𝐇𝐨̛̣𝐩 𝐭𝐚́𝐜 𝐯𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐛𝐞̂̀𝐧
- Tại Hà Nội: Tầng 4, Tòa nhà Sudico, đường Mễ Trì, phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Tại TP.HCM: 272 Đỗ Pháp Thuận, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
- Website: http://linconlaw.vn/
- Email: Lawyer@linconlaw.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/Linconlawfirmm
- Linkedln: linkedin.com/in/lincon-law-firm-100b96201
- Hotline: +84.987.733.358