THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG TRƯỜNG HỢP NÀO?

THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG TRƯỜNG HỢP NÀO?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đáp ứng đầy đủ điều kiện và được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (sau đây gọi tắt là “Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm”) trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên, sau thời điểm cấp Giấy chứng nhận, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra và thu hồi Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm trong một số trường hợp.

1. Ai được cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đáp ứng đầy đủ điều kiện và được cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm trong quá trình hoạt động. Ngoại lệ chỉ áp dụng đối với các trường hợp sau – các đối tượng không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm:

– Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

– Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;

– Sơ chế nhỏ lẻ;

– Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

– Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;

– Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;

– Nhà hàng trong khách sạn;

– Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;

– Kinh doanh thức ăn đường phố;

– Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

2. Quy định về kiểm tra Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm sau khi cấp như thế nào?

Công tác kiểm tra Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm sau khi cấp được quy định như sau:

– Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm theo quy định và cơ quan chức năng có thẩm quyền thực hiện kiểm tra sau cấp Giấy chứng nhận.

– Cơ quan có thẩm quyền cấp trên có quyền kiểm tra cơ sở do cơ quan có thẩm quyền cấp dưới cấp Giấy chứng nhận.

Trong đó, số lần kiểm tra không quá 01 lần/năm.

>> THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN THỰC PHẨM NHÀ HÀNG https://linconlaw.vn/thu-tuc-cap-giay-chung-nhan-an-toan-thuc-pham-nha-hang/

>> XỬ LÝ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG GIẢ (PHẦN 1)  https://linconlaw.vn/xu-ly-doi-thuc-pham-chuc-nang-gia-phan-1/

>> XỬ LÝ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG GIẢ (PHẦN 2)  https://linconlaw.vn/xu-ly-thuc-pham-chuc-nang-gia-phan-2/

Sau thời điểm cấp Giấy chứng nhận, cơ quan có thẩm quyền có thể kiểm tra và thu hồi
Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm trong một số trường hợp.

3. Trường hợp nào cơ sở có thể bị thu hồi Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm?

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh bị thu hồi Giấy chứng nhận trong các trường hợp sau đây:

– Giả mạo hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm;

– Cho thuê, mượn Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm;

– Tự ý sửa đổi nội dung Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm;

– Đã chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh.

4. Cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận là ai?

Thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm được quy định như sau:

– Cơ quan cấp Giấy chứng nhận có quyền thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp;

– Cơ quan có thẩm quyền cấp trên có quyền thu hồi Giấy chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền cấp dưới đã cấp.

Căn cứ pháp lý:

  • Luật an toàn thực phẩm 2010;
  • Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm ban hành ngày 02/02/2018;
  • Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm ban hành ngày 04/09/2018;
  • Nghị định 124/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm và Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế ban hành ngày 28/12/2021.

𝐋𝐈𝐍𝐂𝐎𝐍 𝐋𝐀𝐖 𝐅𝐈𝐑𝐌 – 𝐇𝐨̛̣𝐩 𝐭𝐚́𝐜 𝐯𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐛𝐞̂̀𝐧

Bình Luận

Bình Luận

Chưa có bình luận nào.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *