THỦ TỤC XIN CÔNG VĂN NHẬP CẢNH CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM

THỦ TỤC XIN CÔNG VĂN NHẬP CẢNH CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM

Để được nhập cảnh vào Việt Nam, người lao động nước ngoài (nói riêng) và người nước ngoài (nói chung) phải xin được công văn nhập cảnh (công văn chấp thuận nhập cảnh) hoặc thư mời nhập cảnh Việt Nam do Cục quản lý xuất nhập cảnh cấp. Để được cấp Công văn này, doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam (người sử dụng lao động) trực tiếp gửi văn bản đề nghị cấp thị thực tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.

Theo quy định của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tài Việt Nam, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cấp thị thực, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh xem xét, giải quyết, trả lời doanh nghiệp mời bảo lãnh và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài. Sau khi nhận được văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, doanh nghiệp bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam thông báo cho người nước ngoài để làm thủ tục nhận thị thực tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài (Đại sứ quán Việt Nam).

Trong một số trường hợp, người nước ngoài có thể xin cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế, bao gồm: (1) Xuất phát từ nước không có cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam; (2) Trước khi đến Việt Nam phải đi qua nhiều nước;

Trước khi bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, hồ sơ xin bảo lãnh người lao động nước ngoài theo diện LĐ (lao động) bao gồm: Bản sao Giấy phép lao động, Bản sao có chứng thực giấy phép hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc thành lập tổ chức; Văn bản giới thiệu con dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của tổ chức.

Trong trường hợp doanh nghiệp Việt Nam muốn mời người lao động nước ngoài thử việc trước khi ký Hợp đồng lao động chính thức, doanh nghiệp Việt Nam có thể xin bảo lãnh người lao động theo diện DN1 – cấp cho người nước ngoài làm việc với doanh nghiệp, tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam. Theo quy định của luật, thị thực ký hiệu DN1 có thời hạn không quá 12 tháng, tuy nhiên trong thực tiễn, thị thực này thường chỉ được cấp phép với thời hạn từ 01 đến 03 tháng.

Sau khi thị thực hết hạn, nếu doanh nghiệp muốn ký Hợp đồng làm việc chính thức với người lao động thì phải tiến hành thủ tục gia hạn thị thực. Tuy nhiên không được phép chuyển đổi mục đích thị thực đã được cấp lần đầu. Trường hợp doanh nghiệp muốn ký Hợp đồng làm việc lâu dài với người lao động (thời hạn tối đa 02 năm), doanh nghiệp có thể xin bảo lãnh cho người lao động cư trú tại Việt Nam theo diện LĐ (lao động). Người lao động sẽ buộc phải xuất cảnh ra khỏi Việt Nam để được cấp thị thực theo diện mới. Tuy nhiên, riêng đối với thành phố Hà Nội, người lao động có thể không bắt buộc phải thực hiện việc xuất cảnh – nhập cảnh để được cấp thị thực theo diện mới nếu có văn bản giải trình gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Doanh nghiệp bảo lãnh và người lao động được bảo lãnh tại công văn nhập cảnh vào Việt Nam
phải đáp ứng được những điều kiện về phòng, chống Covid-19.

Tuy nhiên sau khi bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, hồ sơ xin cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam với mục đích lao động trở nên khó khăn hơn, yêu cầu doanh nghiệp bảo lãnh và người được bảo lãnh nhập cảnh vào Việt Nam phải đáp ứng được những điều kiện về phòng, chống Covid-19. Theo đó, doanh nghiệp bảo lãnh phải nộp hồ sơ đề nghị xét duyệt nhập cảnh cho người lao động tại Sở lao động, thương binh và xã hội. Hồ sơ bao gồm: Văn bản đề nghị nhập cảnh cho người nước ngoài, Thông tin người nước ngoài dự kiến nhập cảnh vào Việt Nam, Hộ chiếu của người nước ngoài, Phương án cách ly, Hợp đồng đặt phòng khách sạn trong danh sách khách sạn cách ly, Văn bản cam kết của đơn vị bảo lãnh về việc chi trả toàn bộ chi phí nếu người lao động nước ngoài mắc Covid-19 hoặc Bảo hiểm y tế quốc tế của chuyên gia nước ngoài…và các giấy tờ khác trong trường hợp đặc biệt.

Ngoài ra, người nước ngoài cần được xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật PCR trong vòng 03 ngày trước ngày nhập cảnh vào Việt Nam. Sau khi khách hàng xuống sân bay, nhân viên y tế sẽ tiến hành kiểm tra y tế lâm sàng. Nếu kết quả kiểm tra không có dấu hiệu nhiễm SARS-CoV-2, khách hàng sẽ tiếp tục thực hiện các thủ tục nhập cảnh.

𝐋𝐈𝐍𝐂𝐎𝐍 𝐋𝐀𝐖 𝐅𝐈𝐑𝐌 – 𝐇𝐨̛̣𝐩 𝐭𝐚́𝐜 𝐯𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐛𝐞̂̀𝐧

Bình Luận

Bình Luận

Chưa có bình luận nào.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *