Cổ đông sáng lập là những người đã tham gia góp vốn thành lập công ty từ giai đoạn đầu. Với tư cách của người sở hữu, cổ đông sáng lập cũng phải tuân thủ quy định nhất định của pháp luật khi cổ đông sáng lập góp vốn không đủ.
Cổ đông sáng lập là ai?
Cổ đông có thể là cá nhân, tổ chức góp vốn bằng tài sản để sở hữu ít nhất một phần cổ phần.
Cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần. Như vậy giữa các cổ đông khác và cổ đông sáng lập khác nhau ở chỗ, cổ đông sáng lập chính là một trong những cá nhân, tổ chức thành lập ra công ty.
Quy định về việc cổ đông sáng lập góp vốn trong công ty cổ phần thế nào?
Tại thời điểm thành lập, doanh nghiệp phải có ít nhất 3 cổ đông sáng lập. Trong đó, mỗi cổ đông sáng lập phải sở hữu ít nhất 20% cổ phần trên tổng số cổ phần phổ thông của doanh nghiệp tại thời điểm thành lập.
Lưu ý, trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.
Cổ đông sáng lập góp vốn không đủ thì bị xử lý ra sao?
Quy định của pháp luật doanh nghiệp về thời hạn góp vốn, các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn.
Đối với cổ đông sáng lập góp vốn nói riêng và cổ đông khác góp vốn nói chung, khi không thực hiện đúng như cam kết thì sẽ có những hình thức xử lý sau đây:
– Cổ đông chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua đương nhiên không còn là cổ đông của công ty và không được chuyển nhượng quyền mua cổ phần đó cho người khác;
– Cổ đông chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua có quyền biểu quyết, nhận lợi tức và các quyền khác tương ứng với số cổ phần đã thanh toán; không được chuyển nhượng quyền mua số cổ phần chưa thanh toán cho người khác;
– Cổ phần chưa thanh toán được coi là cổ phần chưa bán và Hội đồng quản trị được quyền bán.
Tham khảo tình huống cổ đông sáng lập góp vốn không đủ, không đúng thời hạn quy định
Tình huống
Trường hợp, Công ty cổ phần A có vốn 10 tỷ, thành lập từ T2/2020, đã quá thời hạn thay đổi thông tin cổ đông sáng lập do cổ đông không góp vốn trong Công ty. Nay cũng đã quá thời hạn góp vốn và thông báo lên Sở kế hoạch và đầu tư, nhưng có 1 cổ đông không góp vốn và muốn rút ra khỏi công ty, đồng thời có 1 cổ đông khác mua lại số cổ phần chưa góp. Về mặt vốn vẫn giữ nguyên 10 tỷ. Hỏi: Tình huống này nên để công ty thay đổi cổ đông sáng lập do không thanh toán số cổ phần đăng ký mua và chịu phạt hành chính HAY có thể tiến hành thay đổi cổ đông do chuyển nhượng cổ phần (thực hiện nội bộ) không?
Giải đáp
Căn cứ điểm c khoản 5 điều 112 Luật Doanh nghiệp 2020, thì khi vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 113 của Luật này. Dẫn chiếu điểm b Khoản 3 Điều 113, thì Cổ đông chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua đương nhiên không còn là cổ đông của công ty và không được chuyển nhượng quyền mua cổ phần đó cho người khác.
Đối với cổ phần chưa thanh toán bởi cổ đông đó sẽ được coi là cổ phần chưa bán và Hội đồng quản trị được quyền bán.
Tuy nhiên trước khi bị phạt vi phạm thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn Cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua theo quy định, công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ (trừ trường hợp số cổ phần chưa thanh toán đã được bán hết trong thời hạn này) và đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập.
Ngoài ra, cổ đông sáng lập chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua phải chịu trách nhiệm tương ứng với tổng mệnh giá cổ phần đã đăng ký mua đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời hạn trước ngày công ty đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều này. Thành viên Hội đồng quản trị, người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới về các thiệt hại phát sinh do không thực hiện hoặc không thực hiện đúng quy định tại khoản 1 và điểm d khoản 3 Điều này.
Như vậy:
Trong tình huống này thì cổ đông sáng lập không là cổ đông của công ty nữa. Công ty sẽ làm đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ (nếu như chưa thể bán hết số cổ phần chưa thanh toán) và đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập. bị xử phạt hành chính nếu như không thực hiện đúng như quy định về thời hạn góp vốn.
>> THẨM QUYỀN CỦA TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI https://linconlaw.vn/tham-quyen-cua-trong-tai-thuong-mai/
>> ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ, ĐỐI TƯỢNG NÀO ĐƯỢC HƯỞNG? https://linconlaw.vn/uu-dai-dau-tu-doi-tuong-nao-duoc-huong/
Căn cứ pháp lý:
- Luật Doanh nghiệp 2020.
𝐋𝐈𝐍𝐂𝐎𝐍 𝐋𝐀𝐖 𝐅𝐈𝐑𝐌 – 𝐇𝐨̛̣𝐩 𝐭𝐚́𝐜 𝐯𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐛𝐞̂̀𝐧
- Tại Hà Nội: Tầng 4, Tòa nhà Sudico, đường Mễ Trì, phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Tại TP.HCM: 272 Đỗ Pháp Thuận, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
- Website: http://linconlaw.vn/
- Email: Lawyer@linconlaw.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/Linconlawfirmm
- Linkedln: linkedin.com/in/lincon-law-firm-100b96201
- Hotline: +84.987.733.358