ĐĂNG KÝ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ (SHTT) Ở NHIỀU QUỐC GIA
PCT là Hệ thống nộp đơn bảo hộ sáng chế quốc tế ở tất cả các nước là các Bên tham gia PCT (153 quốc gia tính đến tháng 10 năm 2021).
Khi sử dụng Hệ thống PCT:
– Người nộp đơn chỉ cần nộp một đơn duy nhất trong năm được hưởng quyền ưu tiên (nghĩa là trong vòng 12 tháng tính từ ngày nộp đơn quốc gia);
– Đơn đăng ký có hiệu lực ở tất cả các quốc gia thành viên PCT;
– Đơn đăng ký có thể giống có về ngôn ngữ và tờ khai với đơn đăng ký quốc gia của người nộp đơn;
– Người nộp đơn có thêm thời gian để đánh giá tiềm năng thương mại của sáng chế;
– Các quốc gia thành viên của PCT được liệt kê ở Phụ lục IV.
ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU Ở NHIỀU QUỐC GIA
Đơn quốc tế theo Hệ thống Madrid
Nhãn hiệu có thể là đối tượng của đơn đăng ký quốc tế chỉ khi nhân hiệu đó đã được đăng ký (hoặc, trong trường hợp đơn đăng ký theo Nghị định thủ thì đơn đó đã được nộp) tại Cơ quan nhân hiệu của quốc gia thành viên mà người nộp đơn có mối liên hệ cần thiết . được gọi là Cơ quan xuất
Các ưu điểm chính của việc sử dụng Hệ thống Madrid là chủ sở hữu nhãn hiệu có thể bảo hộ nhãn hiệu của mình ở nhiều quốc gia/thành viên khác nhau của Hệ thống Madrid bằng cách nộp một đơn duy nhất, bằng một ngôn ngữ (tiếng Anh hoặc tiếng Pháp hoặc Tây Ban Nha, cho dù Cơ quan xuất xứ có thể giới hạn việc lựa chọn của người nộp đơn ở một trong số các ngôn ngữ này) chỉ phải đóng một khoản phí bằng một loại tiền. Tuy nhiên, những thay đổi liên quan đến việc nộp đơn quốc tế và việc gia hạn đăng ký có thể được thực hiện theo một trình tự thủ tục duy nhất mà có hiệu lực ở tất cả các quốc gia thành viên được chỉ định.
Có thể bảo hộ nhãn hiệu ở quốc gia bất kỳ là thành viên của cùng điều ước (Thỏa ước hoặc Nghị định thư) có cơ quan nhãn hiệu quốc gia là Cơ quan xuất xứ. Việc bảo hộ ở các quốc gia khác sẽ được thực hiện thông qua việc chỉ định trong đơn đăng ký quốc tế và việc bảo hộ ở các quốc gia tiếp theo có thể được thực hiện trên cơ sở sự chỉ định sau đó.
Các khoản phí:
– Phí cơ bản;
– Một khoản phí bổ sung cho mỗi bên ký kết được chỉ định; và
– Một khoản phí bổ sung cho mỗi loại hàng hóa và dịch vụ vượt quá ba.
Cơ quan nhãn hiệu của quốc gia chỉ định cũng có quyền từ chối bảo hộ nhãn hiệu trong lãnh thổ của mình. Việc từ chối có thể dựa trên cơ sở mà đơn đăng ký bảo hộ được nộp trực tiếp tại Cơ quan đó cũng có thể bị từ chối. Việc từ chối sẽ được thông báo cho Văn phòng Quốc tế và lưu tại Đăng bạ quốc tế.
Về nguyên tắc, việc từ chối bất kỳ phải được đưa ra chậm nhất là 12 tháng kể từ ngày cơ quan nhãn hiệu có liên quan nhận được thông báo về việc chỉ định. Tuy nhiên, nếu một quốc gia được chỉ định theo Nghị định thư thì thời hạn liên quan đến việc từ chối có thể được kéo dài đến 18 tháng. Một quốc gia cũng có thể tuyên bố rằng việc từ chối được dựa trên sự phản đối mà có thể được đưa ra sau khi thời hạn 18 tháng kết thúc, tuy nhiên, với điều kiện cơ quan nhãn hiệu có liên quan phải thông báo cho Văn phòng Quốc tế về khả năng này trong vòng 18 tháng,
Vì vậy, khi kết thúc thời hạn nêu trên, người nộp đơn đăng ký bảo hộ quốc tế có thể biết được nhãn hiệu có được chấp nhận bảo hộ ở các quốc gia được chỉ định hay không, hay việc bảo hộ bị từ chối. Đơn đăng ký quốc tế có hiệu lực 10 năm và có thể được gia hạn nhiều lần với thời hạn 10 năm, với điều kiện phải nộp các khoản phí quy định.
Thành viên của Hệ thống Madrid được liệt kê ở Phụ lục V.
ĐĂNG KÍ BẢO HỘ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP Ở NHIỀU QUỐC GIA
Theo quy định chung, việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp bị giới hạn trong lãnh thổ của quốc gia mà sự bảo hộ được yêu cầu và cấp văn bằng bảo hộ. Nếu muốn bảo hộ ở nhiều quốc gia, người nộp đơn phải nộp các đơn đăng ký riêng biệt và phải tuân theo các thủ tục khác nhau tại mỗi quốc gia.
Thỏa ước La Hay liên quan đến việc đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp là một điều ước quốc tế do WIPO quản lý, cung cấp một lựa chọn đơn giản liên quan đến việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp ở nhiều nước khác nhau. Thỏa ước cho phép công dân và cư dân, hoặc doanh nghiệp được thành lập ở quốc gia thành viên của Thỏa ước, có được sự bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ở nhiều nước theo các thủ tục sau:
– Một bản đăng ký “quốc tế” duy nhất;
– Một ngôn ngữ (tiếng Anh hoặc tiếng Pháp);
– Trả một khoản phí duy nhất;
– Bằng một loại tiền tệ;
– Nộp đơn tại một cơ quan (hoặc là trực tiếp tại Văn phòng Quốc tế của WIPO hoặc trong các trường hợp nhất định thông qua cơ quan của Quốc gia ký kết).
Kiểu dáng công nghiệp là đối tượng của đơn đăng ký quốc tế được hưởng sự bảo hộ, tại quốc gia thành viên có liên quan mà không từ chối bảo hộ, giống như sự bảo hộ mà pháp luật trao cho kiểu dáng công nghiệp của quốc gia đó, trừ khi cơ quan kiểu dáng công nghiệp quốc gia từ chối bảo hộ theo các trường hợp được quy định. Do vậy, kiểu dáng đăng ký quốc tế có quyền giống như kiểu dáng quốc gia về phạm vi bảo hộ và thực thi. Đồng thời, kiểu dáng đăng ký quốc tế hỗ trợ việc duy trì bảo hộ: chỉ có một khoản phí đăng ký duy nhất để gia hạn và thủ tục đơn giản để ghi nhận sự thay đổi bất kỳ.
Thành viên của Hệ thống La Hay được liệt kê ở Phụ lục VI.
𝐋𝐈𝐍𝐂𝐎𝐍 𝐋𝐀𝐖 𝐅𝐈𝐑𝐌 – 𝐇𝐨̛̣𝐩 𝐭𝐚́𝐜 𝐯𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐛𝐞̂̀𝐧
- Tại Hà Nội: Tầng 4, Tòa nhà Sudico, đường Mễ Trì, phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Tại TP.HCM: 272 Đỗ Pháp Thuận, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
- Website: http://linconlaw.vn/
- Email: Lawyer@linconlaw.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/Linconlawfirmm
- Linkedln: linkedin.com/in/lincon-law-firm-100b96201
- Hotline: +84.987.733.358