CỔ ĐÔNG, ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG CÔNG TY ĐẠI CHÚNG

CỔ ĐÔNG, ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG CÔNG TY ĐẠI CHÚNG

Cơ cấu quản trị công ty đại chúng dựa trên sự tương tác cốt yếu giữa cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong công ty là Đại hội đồng cổ đông với các cơ quan, bộ phận quản lý khác. Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần. Theo quy định của pháp luật hiện hành, nội dung về Đại hội đồng cổ đông công ty đại chúng phải tuân thủ các quy định về ứng xử, quản lý tài chính, và tuân thủ pháp luật.

1.         Khái quát về Công ty đại chúng

Công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc một trong hai trường hợp:

–           Công ty có vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng trở lên và có tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn nắm giữ.

–           Công ty đã thực hiện chào bán thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng thông qua đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định.

2.         Quy định về cổ đông và Đại hội đồng cổ đông công ty đại chúng trong quản trị công ty

Pháp luật hiện hành đặt ra các quy định cụ thể để quản trị công ty đại chúng được thực hiện một cách có trật tự và bảo đảm quyền lợi của cổ đông, trong đó các cơ quan quản lý cần tuân thủ quy định về bầu cử, nhiệm kỳ, và quyền hạn; các quyết định quan trọng như kế hoạch kinh doanh, tài chính và đầu tư cần phải được thông qua theo quy trình đúng quy định.

Tương tác tích cực giữa cổ đông và cơ quan quản trị, quản lý sẽ là yếu tố quan trọng đảm bảo sự tham gia và minh bạch trong quản trị công ty đại chúng. Cổ đông có quyền tham gia vào quyết định quan trọng tại họp Đại hội cổ đông và có quyền kiểm soát hoạt động của công ty.

a.         Quyền và nghĩa vụ của cổ đông công ty đại chúng:

–           Được đối xử bình đẳng;

–           Được tiếp cận đầy đủ thông tin định kỳ và thông tin bất thường do công ty công bố theo quy định của pháp luật;

–           Được bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình; đề nghị đình chỉ, hủy bỏ nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị theo quy định;

–           Cổ đông lớn không được lợi dụng ưu thế của mình gây ảnh hưởng đến các quyền, lợi ích của công ty, của các cổ đông khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty; có nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định của pháp luật;

–           Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

>> HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẠI CHÚNG, QUY ĐỊNH THẾ NÀO? https://linconlaw.vn/hoi-dong-quan-tri-cong-ty-dai-chung-quy-dinh-the-nao/

>> MUA ĐẤT Ở ĐỂ KINH DOANH, CÔNG TY CÓ ĐƯỢC THỰC HIỆN KHÔNG? https://linconlaw.vn/mua-dat-o-de-kinh-doanh-cong-ty-co-duoc-thuc-hien-khong/

b.         Việc triệu tập, tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông công ty đại chúng tuân thủ các quy định sau đây:

–           Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải tuân thủ đầy đủ trình tự, thủ tục về triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định; bố trí địa điểm, thời gian hợp lý để các cổ đông tham dự họp Đại hội đồng cổ đông công ty đại chúng;

–           Công ty đại chúng quy định tại Quy chế nội bộ về quản trị công ty việc áp dụng công nghệ thông tin hiện đại để cổ đông có thể tham dự và phát biểu ý kiến tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thông qua họp trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức điện tử khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty;

–           Công ty đại chúng phải mời đại diện tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính năm của công ty dự họp Đại hội đồng cổ đông công ty đại chúng thường niên trong trường hợp Báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính năm của công ty có các khoản ngoại trừ trọng yếu;

–           Tuân thủ các quy định khác của pháp luật và Điều lệ công ty.

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Luật Chứng khoán 2019.

𝐋𝐈𝐍𝐂𝐎𝐍 𝐋𝐀𝐖 𝐅𝐈𝐑𝐌 – 𝐇𝐨̛̣𝐩 𝐭𝐚́𝐜 𝐯𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐛𝐞̂̀𝐧

Bình Luận

Bình Luận

Chưa có bình luận nào.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *