Di chúc là văn bản thể hiện ý nguyện của một người về việc phân chia tài sản sau khi qua đời, việc lập di chúc đúng pháp luật là rất quan trọng để đảm bảo quyền lợi cho những người thừa kế. Trong đó, quyền sử dụng đất là một trong những loại tài sản được phép thực hiện quyền thừa kế của người sử dụng đất theo quy định. Vậy, trường hợp đất không có sổ đỏ làm di sản thừa kế cần tuân thủ những quy định nào để đảm bảo di chúc có hiệu lực pháp lý?
Di sản thừa kế là gì?
Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, và bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác.
Tài sản do người chết để lại được xác định là di sản, bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.
Điều kiện đối với đất làm di sản thừa kế là gì?
Quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất được thực hiện quyền thừa kế quyền sử dụng đất khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Đất không có tranh chấp;
– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
– Trong thời hạn sử dụng đất;
– Điều kiện khác theo quy định của pháp luật tương ứng trường hợp sử dụng đất đặc thù.
Đất không có sổ đỏ làm di sản thừa kế được không?
Hướng dẫn tại Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP bởi Hội đồng Thẩm phán – Toà án nhân dân tối cao, đất không có sổ đỏ làm di sản thừa kế có thể được thực hiện như sau:
Xác định quyền sử dụng đất không có sổ đỏ làm di sản thừa kế khi không có tranh chấp:
Người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có một trong các loại giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp, nhưng có di sản là nhà ở, vật kiến trúc khác gắn liền với quyền sử dụng đất đó mà có yêu cầu chia di sản thừa kế:
+ Trong trường hợp đương sự có văn bản của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng chưa kịp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất và quyền sử dụng đất đó.
+ Trong trường hợp đương sự không có văn bản của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng có văn bản của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền cho biết rõ là việc sử dụng đất đó không vi phạm quy hoạch và có thể được xem xét để giao quyền sử dụng đất, thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất. Đồng thời phải xác định ranh giới, tạm giao quyền sử dụng đất đó cho đương sự để Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền tiến hành các thủ tục giao quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đương sự theo quy định của pháp luật về đất đai.
+ Trong trường hợp Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền có văn bản cho biết rõ việc sử dụng đất đó là không hợp pháp, di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất không được phép tồn tại trên đất đó, thì Toà án chỉ giải quyết tranh chấp về di sản là tài sản trên đất đó.
Trong đó, vật kiến trúc khác gắn liền với quyền sử dụng đất bao gồm nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh, giếng nước, nhà để ô tô, nhà thờ, tường xây làm hàng rào gắn với nhà ở, các công trình xây dựng trên đất được giao để sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh như nhà xưởng, kho tàng, hệ thống tưới, tiêu nước, chuồng trại chăn nuôi hay vật kiến trúc khác hoặc trên đất có các tài sản khác như cây lấy gỗ, cây lấy lá, cây ăn quả, cây công nghiệp hay các cây lâu năm khác.

(Ảnh: Internet)
Xác định quyền sử dụng đất không có sổ đỏ làm di sản thừa kế khi có tranh chấp:
Người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có một trong các loại giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp và cũng không có di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất như đề cập tại trường hợp 1, nếu có tranh chấp thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân theo quy định của pháp luật về đất đai.
>> MẤT TRANG BỔ SUNG CỦA SỔ ĐỎ CẤP LẠI ĐƯỢC KHÔNG? https://linconlaw.vn/mat-trang-bo-sung-cua-so-do-cap-lai-duoc-khong/
>> CHỨNG CHỈ TIỀN GỬI VÀ SỔ TIẾT KIỆM CÓ PHẢI LÀ MỘT? https://linconlaw.vn/chung-chi-tien-gui-va-so-tiet-kiem-co-phai-la-mot/
Căn cứ pháp lý:
- Luật đất đai 2013;
- Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình do Hội đồng Thẩm phán – Toà án nhân dân tối cao ban hành.
𝐋𝐈𝐍𝐂𝐎𝐍 𝐋𝐀𝐖 𝐅𝐈𝐑𝐌 – 𝐇𝐨̛̣𝐩 𝐭𝐚́𝐜 𝐯𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐛𝐞̂̀𝐧
- Tại Hà Nội: Tầng 4, Tòa nhà Sudico, đường Mễ Trì, phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Tại TP.HCM: 272 Đỗ Pháp Thuận, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
- Website: http://linconlaw.vn/
- Email: Lawyer@linconlaw.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/Linconlawfirmm
- Linkedln: linkedin.com/in/lincon-law-firm-100b96201
- Hotline: +84.987.733.358