Trong nền kinh tế toàn cầu hóa hiện nay, việc xây dựng nhãn hiệu hàng hóa là yêu cầu cấp thiết đối với hàng hóa. Nhãn hiệu hàng hóa có quan hệ hữu cơ đối với hàng hóa, sở hữu hợp pháp một nhãn hiệu hàng hóa cho phép doanh nghiệp độc quyền kinh doanh một mặt hàng hoặc khai thác những lợi ích của việc sở hữu ấy. Sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu hàng hóa nói riêng đem lại cơ hội lớn để có được phạm vi bảo hộ và khai thác rộng lớn ở nhiều quốc gia. Do đó, các doanh nghiệp nên đặc biệt lưu ý đế các tranh chấp về quyền sở hữu nhãn hiệu của mình để tránh những tổn thất cả về vật chất lẫn uy tín thương hiệu.
Lincon xin giới thiệu đến quý khách những tranh chấp thường gặp về quyền sở hữu nhãn hiệu như sau:
1. Tranh chấp nhãn hiệu là gì?
Tranh chấp nhãn hiệu được hiểu là những mâu thuẫn, bất hòa và xung đột về quyền và lợi ích giữa hai hay nhiều bên liên quan đến một hoặc nhiều nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ mà trong đó các bên cho rằng nhãn hiệu thuộc quyền sở hữu của mình và việc sử dụng nhãn hiệu của bên kia đã làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Các tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu bao gồm:
– Tranh chấp về quyền ưu tiên đối với đơn đăng ký nhãn hiệu;
– Tranh chấp về quyền của chủ sở hữu đối tượng sở hữu nhãn hiệu (bao gồm cả tranh chấp về phần quyền của các đồng chủ sở hữu);
– Tranh chấp phát sinh từ các hành vi xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu;
– Tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu; hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu nhãn hiệu hoặc tranh chấp về hợp đồng dịch vụ đại diện sở hữu nhãn hiệu;
– Các tranh chấp khác về quyền sở hữu nhãn hiệu theo quy định của pháp luật.

2. Cách thức giải quyết tranh chấp nhãn hiệu
– Thông qua biện pháp đàm phán, thương lượng: yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại.
– Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Ở biện pháp này quý khách cần chuẩn bị các tài liệu như sau:
+ Bản gốc Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hoặc bản sao có công chứng, hoặc xác nhận của cơ quan đã cấp văn bằng bảo hộ.
+ Chứng cứ chứng minh đã có hành vi vi phạm xảy ra.
+ Bản sao Thông báo của bên bị xâm phạm cho bên có hành vi vi phạm, trong đó đã ấn định thời hạn hợp lý để bên này chấm dứt hành vi vi phạm và chứng cứ chứng minh các bên này không chấm dứt hành vi vi phạm của mình.
+ Chứng cứ chứng minh sự cần thiết phải yêu cầu áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo đảm xử phạt trong trường hợp bên bị xâm phạm đồng thời yêu cầu áp dụng biện pháp này.
+ Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Sau khi đã yêu cầu cơ quan hành chính xử phạt chủ thể vi phạm, chủ thể quyền có thể tiếp tục khởi kiện tại toà án để yêu cầu bồi thường thiệt hại; hoặc có thể kết hợp vận dụng biện pháp hành chính và khởi kiện tại toà án để đem lại nhiều hiệu quả hơn cho chủ thể quyền SHTT.
𝐋𝐈𝐍𝐂𝐎𝐍 𝐋𝐀𝐖 𝐅𝐈𝐑𝐌 – 𝐇𝐨̛̣𝐩 𝐭𝐚́𝐜 𝐯𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐛𝐞̂̀𝐧
- Tại Hà Nội: Tầng 4, Tòa nhà Sudico, đường Mễ Trì, phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Tại TP.HCM: 272 Đỗ Pháp Thuận, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
- Website: http://linconlaw.vn/
- Email: Lawyer@linconlaw.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/Linconlawfirmm
- Linkedln: linkedin.com/in/lincon-law-firm-100b96201
- Hotline: +84.987.733.358