Các hộ kinh doanh thường vay vốn từ các tổ chức tín dụng theo nguyên tắc phải hoàn trả cả gốc và lãi, nhằm tăng khả năng huy động vốn. Tuy nhiên, nếu hộ kinh doanh không trả nợ hoặc không thể thanh toán được khoản nợ này, thì sẽ bị xử lý như thế nào?
Chủ thể chịu trách nhiệm của hộ kinh doanh
Trong hộ kinh doanh, các thành viên phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh. Trong trường hợp phát sinh các khoản nợ, các thành viên phải chịu trách nhiệm thanh toán toàn bộ tiền nợ, không phụ thuộc vào số tài sản kinh doanh mà họ đang có hay hộ kinh doanh đã chấm dứt hoạt động kinh doanh hay chưa. Theo đó, khi hộ kinh doanh không thanh toán được nợ, toàn bộ thành viên của hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm trả hết nợ.

(Ảnh: Internet)
Các hình thức xử lý khi không thanh toán được nợ của hộ kinh doanh
Thu hồi nợ, xử lý nợ xử lý các hộ kinh doanh không trả nợ
Trong trường hợp hộ kinh doanh không trả được nợ đến hạn thì sẽ bị xử lý theo Thông tư 39/2016/TT-NHNN. Theo đó, các biện pháp thu hồi nợ sẽ được thực hiện theo hợp đồng cho vay, hợp đồng bảo đảm và quy định của pháp luật có liên quan. Trường hợp sau khi áp dụng các biện pháp thu hồi nợ nhưng hộ kinh doanh vẫn không đủ để thanh toán nợ thì hộ kinh doanh có trách nhiệm tiếp tục trả đầy đủ nợ gốc và lãi tiền vay cho tổ chức tín dụng.
Việc trả tiền lãi vay khi hộ kinh doanh không trả hoặc trả không đầy đủ nợ gốc và lãi tiền vay theo thỏa thuận được quy định tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN. Cụ thể, khi đến hạn thanh toán mà khách hàng không trả hoặc trả không đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo thỏa thuận thì hộ kinh doanh sẽ phải trả lãi tiền vay như sau:
– Lãi trên nợ gốc theo lãi suất cho vay đã thỏa thuận tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả;
– Trường hợp hộ kinh doanh không trả đúng hạn tiền lãi thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả;
– Trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì hộ kinh doanh phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.
Bị khởi kiện ra tòa xử lý
Căn cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, các tổ chức tín dụng có thể khởi kiện đề nghị Tòa án giải quyết về tranh chấp giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự. Tòa án sẽ có các biện pháp cưỡng chế nếu không thực hiện theo quyết định của tòa án.
>> CĂN CỨ KIỆN THU HỒI NỢ HỢP ĐỒNG VAY TIỀN https://linconlaw.vn/can-cu-kien-thu-hoi-no-hop-dong-vay-tien-2/
>> GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI, CHỌN TRỌNG TÀI HAY TÒA ÁN? https://linconlaw.vn/giai-quyet-tranh-chap-thuong-mai-chon-trong-tai-hay-toa-an/
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;
- Thông tư 39/2016/TT-NHNN.
𝐋𝐈𝐍𝐂𝐎𝐍 𝐋𝐀𝐖 𝐅𝐈𝐑𝐌 – 𝐇𝐨̛̣𝐩 𝐭𝐚́𝐜 𝐯𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐛𝐞̂̀𝐧
- Tại Hà Nội: Tầng 4, Tòa nhà Sudico, đường Mễ Trì, phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Tại TP.HCM: 272 Đỗ Pháp Thuận, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
- Website: http://linconlaw.vn/
- Email: Lawyer@linconlaw.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/Linconlawfirmm
- Linkedln: linkedin.com/in/lincon-law-firm-100b96201
- Hotline: +84.987.733.358