Youtube là trang web chia sẻ video lớn nhất trên thế giới hiện nay và phổ biến ở Việt Nam. Nền tảng video này được xây dựng đa dạng thể loại, thu hút lượng lớn người xem và người sử dụng. Tuy nhiên, bên cạnh đó là những vấn đề như tranh chấp ý tưởng hay tranh chấp bản quyền sở hữu âm nhạc, hình ảnh, nội dung mà có thể vi phạm những quy định về sở hữu trí tuệ. Vậy, bản quyền trên Youtube được pháp luật quy định như thế nào?
1. Bản quyền trên Youtube
1.1. Đăng ký bản quyền Youtube là gì?
Youtube là một trang web cho phép chia sẻ video thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: giải trí, xã hội, âm nhạc, phim ảnh, chương trình…, là nơi người dùng có thể tải lên (upload) hoặc tải về (download) các video mà mình cảm thấy hữu ích.
Các loại hình tác phẩm được Youtube cấp quyền cho đăng tải trên trang mạng xã hội bao gồm các hình thức sau đây:
– Các bản ghi âm, ghi hình;
– Cuộc biểu diễn được thể hiện thành bản ghi âm, ghi hình được nhà sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân cho phép phân phối đến công chúng;
– Các chương trình phát sóng được tổ chức phát sóng hoặc tổ chức, cá nhân được tổ chức phát sóng cho phép phân phối đến công chúng.
Đăng ký bản quyền tác giả Youtube là việc tiến hành các thủ tục cần thiết để bảo hộ quyền của chủ sở hữu với tác phẩm (video) được đăng tải trên trang Web của Youtube,
Cá nhân, tổ chức tiến hành đăng ký bản quyền tác giả video Youtube là việc làm cần thiết, nó chính là việc chủ sở hữu thực hiện các thủ tục cần thiết để bảo hộ quyền của mình đối với các video của mình được đăng tải trên Youtube, đây chính là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ chính quyền lợi của mình.
Việc đăng ký bản quyền có thể được thực hiện tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (tức là hình thức đăng ký quyền liên quan đối với các tác phẩm ghi âm, ghi hình…) theo chính sách của Youtube (đăng ký Content ID).
2. Xử lý vi phạm bản quyền trên Youtube
Nếu vi phạm bản quyền, Youtube không chỉ đơn thuần là gỡ bỏ video, cảnh cáo, hay thiết lập giới hạn, mà người dùng cá nhân/tổ chức có thể bị gỡ bỏ cả kênh Youtube.
Hành động vi phạm bản quyền trên Youtube được làm hai trường hợp:
– Bản quyền hình ảnh;
– Bản quyền âm thanh.
Riêng về vi phạm bản quyền âm thanh, nếu video của tài khoản có chứa một bài nhạc đã được đăng ký bản quyền, lập tức video sẽ không được đăng tải.
Tương tự như vậy, nếu video của một tài khoản nào đó có sử dụng hình ảnh đã được bảo vệ một cách trái phép, video và kênh có thể bị Youtube gỡ bỏ. Trang web Youtube được xây dựng với một hệ thống phân tích hình ảnh và chi tiết tới từng khung hình nhằm mục đích xác định rõ những hình ảnh vi phạm bản quyền.
Việc đầu tư sản xuất video trên Youtube thường tốn thời gian, chi phí và chất xám, cùng với đó là việc thu nhập đến từ Youtube cũng khá tốt. Chính vì vậy có không ít tài khoản lập nên nhưng lại không tự phát triển mà lại chuyên ăn cắp, sao chép lại các video của các kênh khác để làm lợi cho mình, việc này gây ảnh hưởng và tổn thất rất nhiều nhất là đối với người sáng tạo video chính thống, tạo sự cạnh tranh không lành mạnh.
Do đó mà Youtube đã có những quy định ngày càng chặt chẽ hơn trong việc bảo vệ bản quyền cho người sử dụng, vì vậy đã có rất nhiều kênh vi phạm bản quyền đã bị Youtube xử lý. Cho thấy việc đăng ký bản quyền trên Youtube là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Các cá nhân, tổ chức tiến hành đăng ký bản quyền tác giả video Youtube chính là việc chủ sở hữu thực hiện các thủ tục cần thiết để bảo hộ quyền của mình đối với các video của mình được đăng tải trên Youtube, đây chính là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ chính quyền lợi của mình.
Đồng thời, khi bị xâm phạm bản quyền, những cá nhân, tổ chức sở hữu bản quyền sở hữu video trên Youtube cũng phải có đầy đủ bằng chứng, chứng cứ để cho thấy mình đang bị ăn cắp bản quyền. Khi đấy, những kênh video xâm phạm có thể bị tạm ngưng, hoặc gỡ bỏ hoàn toàn, tùy vào từng trường hợp.
2. Quy định pháp luật Việt Nam về quyền sở hữu trí tuệ trên Youtube
Những người đăng tải video trên Youtube không phải ai cũng là những người sáng tạo ra các sản phẩm đó, nhiều người thường hay đăng lại những sản phẩm âm nhạc, video từ những nơi khác lên Youtube để chia sẻ cho nhiều người xem khác. Với những người không phải là tác giả của các sản phẩm như vậy, thì theo Luật sở hữu trí tuệ 2005 được gọi là chủ thể có quyền liên quan đến quyền tác giả.
Theo đó, khoản 3 Điều 4 Luật này giải thích quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. Tuy nhiên, có phải ai cũng có thể có những quyền liên quan hay không?
Những video được đăng tải trên Youtube là những trường hợp thuộc Khoản 2 Điều 17 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định về các đối tượng quyền liên quan được bảo hộ như sau:
Là bản ghi âm, ghi hình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có quốc tịch Việt Nam;
– Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Hoặc đó là chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá của tổ chức phát sóng có quốc tịch Việt Nam;
– Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá của tổ chức phát sóng được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Như vậy, những sản phẩm video trên Youtube mà người sử dụng đăng tải lên mà không có quyền liên quan đến tác giả, nếu như thuộc đối tượng được bảo hộ thỏa mãn điều kiện như trên thì sẽ vi phạm theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ 2005.
Những hành vi xâm phạm các quyền liên quan trên Youtube được quy định tại Điều 35 Luật sở hữu trí tuệ 2005 chủ yếu bao gồm những hành vi dưới đây:
– Sao chép, trích ghép đối với cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà không được phép của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
– Dỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử mà không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan.
– Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền liên quan thực hiện để bảo vệ quyền liên quan của mình.
– Phát sóng, phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng cuộc biểu diễn, bản sao cuộc biểu diễn đã được định hình hoặc bản ghi âm, ghi hình khi biết hoặc có cơ sở để biết thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử đã bị dỡ bỏ hoặc đã bị thay đổi mà không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan.
Có thể thấy những hành người sử dụng tự ý đăng tải video lên Youtube mà chưa được sự đồng ý của tổ chức phát sóng, các chủ thể quyền sở hữu hay quyền liên quan được coi là vi phạm pháp luật. Để tránh việc đăng tải các sản phẩm video trên Youtube vi phạm pháp luật Việt Nam và quy định bản quyền trên Youtube, người sử dụng cần tìm hiểu rõ và tuân thủ tốt những quy định về quyền sở hữu trí tuệ.
Căn cứ pháp lý:
- Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).
>> MIỄN TRỪ ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI https://linconlaw.vn/mien-tru-ap-dung-cac-bien-phap-phong-ve-thuong-mai-2/
>> CỔ ĐÔNG LỚN, 5 QUYỀN THEO QUY ĐỊNH MỚI NHẤT https://linconlaw.vn/co-dong-lon-5-quyen-theo-quy-dinh-moi-nhat/
𝐋𝐈𝐍𝐂𝐎𝐍 𝐋𝐀𝐖 𝐅𝐈𝐑𝐌 – 𝐇𝐨̛̣𝐩 𝐭𝐚́𝐜 𝐯𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐛𝐞̂̀𝐧
- Tại Hà Nội: Tầng 4, Tòa nhà Sudico, đường Mễ Trì, phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Tại TP.HCM: 272 Đỗ Pháp Thuận, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
- Website: http://linconlaw.vn/
- Email: Lawyer@linconlaw.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/Linconlawfirmm
- Linkedln: linkedin.com/in/lincon-law-firm-100b96201
- Hotline: +84.987.733.358