AI ĐƯỢC HƯỞNG BẢO HIỂM THAI SẢN?

AI ĐƯỢC HƯỞNG BẢO HIỂM THAI SẢN?

Bảo hiểm thai sản là một phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người lao động đối với thời kỳ mang thai và sau sinh. Đây là một phần quan trọng trong hệ thống bảo hiểm xã hội, trong đó cung cấp các khoản trợ cấp và chế độ hỗ trợ cần thiết cho những người có nhu cầu theo quy định. Theo pháp luật hiện hành, ai được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản?

Đối tượng nào được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản?

Chế độ thai sản có thể được áp dụng với người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:

– Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

– Cán bộ, công chức, viên chức;

– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

Bảo hiểm thai sản là một phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người lao động
đối với thời kỳ mang thai và sau sinh.

Để được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản cần đáp ứng điều kiện gì?

Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp:

– Lao động nữ mang thai.

– Lao động nữ sinh con.

Người lao động để hưởng chế độ bảo hiểm thai sản phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Tuy nhiên, trường hợp người này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Lưu ý, trường hợp này, người lao động đáp ứng đủ điều kiện trên nếu chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con thì vẫn được hưởng một số chế độ thai sản.

– Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ.

Người lao động để hưởng chế độ bảo hiểm thai sản phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Lưu ý, trường hợp này, người lao động đáp ứng đủ điều kiện trên nếu chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con thì vẫn được hưởng một số chế độ thai sản.

– Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi.

Người lao động để hưởng chế độ bảo hiểm thai sản phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi nhận nuôi con nuôi.

Lưu ý, trường hợp này, người lao động đáp ứng đủ điều kiện trên nếu chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng một số chế độ thai sản.

– Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

– Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

Bảo hiểm thai sản bao gồm những chế độ gì?

Tương ứng từng trường hợp cụ thể, người lao động đáp ứng đủ điều kiện quy định có thể được hưởng những chế độ sau:

– Nghỉ việc hưởng chế độ thai sản;

– Trợ cấp một lần sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi;

– Nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản.

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật Lao động 2019;
  • Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

𝐋𝐈𝐍𝐂𝐎𝐍 𝐋𝐀𝐖 𝐅𝐈𝐑𝐌 – 𝐇𝐨̛̣𝐩 𝐭𝐚́𝐜 𝐯𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐛𝐞̂̀𝐧

Bình Luận

Bình Luận

Chưa có bình luận nào.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *