BỒI THƯỜNG, TRỢ CẤP TAI NẠN LAO ĐỘNG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT

BỒI THƯỜNG, TRỢ CẤP TAI NẠN LAO ĐỘNG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT

Hỗ trợ tài chính cho người lao động (NLĐ) bị tai nạn lao động thường bao gồm chi phí y tế cho việc chữa trị, chi phí phục hồi sau tai nạn, và một phần lương bị mất do thời gian nghỉ việc để hồi phục là trách nhiệm cơ bản của doanh nghiệp trong đảm bảo an toàn lao động. Ngoài ra, trong một số trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp cũng có thể phải chi trả bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động cho những thiệt hại về sức khỏe hoặc khả năng làm việc vĩnh viễn của người lao động.

Xác định loại tai nạn được hưởng bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động

Quy định tại Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, tai nạn lao động được xác định là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động. Không chỉ xảy ra trong quá trình lao động, bất kỳ tai nạn gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động cũng sẽ được xác định là tai nạn lao động.

NLĐ bị tai nạn thuộc trường hợp quy định sẽ được hưởng các chế độ hỗ trợ từ phía doanh nghiệp với vai trò người sử dụng lao động, bao gồm bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động.

Ngoài ra, trong một số trường hợp đặc thù, chế độ bồi thường, trợ cấp sẽ được doanh nghiệp áp dụng khi người lao động bị tai nạn lao động.

Chế độ bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động trong trường hợp đặc thù

Bồi thường tai nạn lao động ở ngoài phạm vi doanh nghiệp

Trường hợp NLĐ bị tai nạn lao động khi thực hiện nhiệm vụ hoặc tuân theo sự điều hành của doanh nghiệp ở ngoài phạm vi cơ quan, doanh nghiệp, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn, thì doanh nghiệp vẫn phải bồi thường cho người lao động.

Chế độ bồi thường áp dụng như sau:

– Nếu mức suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%: Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động. Sau đó, cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương.

– Nếu mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên: Ít nhất 30 tháng tiền lương cho NLĐ hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Tiền lương làm cơ sở chi trả bồi thường cho NLĐ nghỉ việc do bị tai nạn lao động được xác định là tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.

Trợ cấp tai nạn lao động trên quãng đường từ nơi ở đến nơi làm việc

Trường hợp NLĐ bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì doanh nghiệp chi trả trợ cấp như sau:

Mức trợ cấp ít nhất bằng 40% mức quy định đối với trường hợp bồi thường cho NLĐ, với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng.

Tiền lương làm cơ sở chi trả trợ cấp cho NLĐ nghỉ việc do bị tai nạn lao động được xác định là tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.

Bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động nếu doanh nghiệp đã mua bảo hiểm tai nạn cho người bị tai nạn lao động

Trường hợp doanh nghiệp đã mua bảo hiểm tai nạn cho người bị tai nạn lao động tại các đơn vị hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo hiểm, thì người bị tai nạn lao động được hưởng các khoản chi trả bồi thường, trợ cấp theo hợp đồng đã ký với đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm.

Nếu số tiền mà đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm trả cho người bị tai nạn lao động thấp hơn mức quy định, doanh nghiệp phải trả phần còn thiếu để tổng số tiền người bị tai nạn lao động hoặc thân nhân của người bị tai nạn lao động nhận được ít nhất bằng mức bồi thường, trợ cấp được quy định sau:

a. Chế độ bồi thường:

– Nếu mức suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%: Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động. Sau đó, cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương.

– Nếu mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên: Ít nhất 30 tháng tiền lương cho NLĐ hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

b. Chế độ trợ cấp:

Mức trợ cấp ít nhất bằng 40% mức quy định đối với trường hợp bồi thường cho NLĐ, với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng.

Bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động nếu doanh nghiệp không đóng bảo hiểm bắt buộc cho NLĐ

Nếu doanh nghiệp không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho NLĐ thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì trách nhiệm của doanh nghiệp như sau:

Ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy định, doanh nghiệp phải trả khoản tiền tương ứng với chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi NLĐ bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên, trường hợp không thống nhất thì thực hiện theo yêu cầu của NLĐ.

Trong một số trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp cũng có thể phải chi trả bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động cho những thiệt hại về sức khỏe hoặc khả năng làm việc vĩnh viễn của người lao động. (Ảnh: Internet)

Trường hợp NLĐ không được hưởng bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động khi bị tai nạn lao động

NLĐ không được hưởng chế độ bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động từ doanh nghiệp nếu bị tai nạn thuộc một trong các nguyên nhân sau:

– Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;

– Do NLĐ cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;

– Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.

Căn cứ pháp lý:

  • Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015.

𝐋𝐈𝐍𝐂𝐎𝐍 𝐋𝐀𝐖 𝐅𝐈𝐑𝐌 – 𝐇𝐨̛̣𝐩 𝐭𝐚́𝐜 𝐯𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐛𝐞̂̀𝐧

Bình Luận

Bình Luận

Chưa có bình luận nào.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *