Trong thời điểm dịch Covid-19 đang bùng nổ như hiện nay, phương pháp gia hạn Visa mà không rời khỏi Việt Nam là một lựa chọn an toàn cho người nước ngoài, bởi vì họ có thể tránh được rủi ro bị nhiễm virus do phải đến đám đông và tránh được rủi ro bị cấm nhập cảnh lại Việt Nam nếu người nước ngoài khởi hành hoặc quá cảnh qua một trong những khu vực bị nhiễm virus. Bài viết dưới đây sẽ trình bày rõ hơn về việc gia hạn Visa cho người nước ngoài tại Việt Nam.
Quy định mới nhất về gia hạn tạm trú đối với người nước ngoài ở Việt Nam do Covid 19
Theo thông báo từ Cục Xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công An thì công dân nước ngoài nhập cảnh theo diện miễn thị thực, nhập cảnh bằng thị thực điện tử hoặc thị thực du lịch từ ngày 01/3/2020 đến nay tiếp tục được “tự động gia hạn tạm trú” đến hết ngày 31/10/2020, có thể xuất cảnh trong thời gian trên mà không phải làm thủ tục gia hạn tạm trú.
Trường hợp nhập cảnh trước ngày 01/3/2020 nếu chứng minh được bị mắc kẹt do dịch Covid-19, được Cơ quan đại diện ngoại giao xác nhận bằng Công hàm (có bản dịch tiếng Việt) hoặc có văn bản xác nhận của cấp có thẩm quyền Việt Nam về việc bị cách ly, điều trị Covid-19 hoặc lý do bất khả kháng khác… cũng được xem xét áp dụng “tự động gia hạn tạm trú” đến hết 31/10/2020 và phải xuất trình Công hàm hoặc văn bản xác nhận nêu trên khi xuất cảnh.
Công dân nước ngoài trong thời gian được “tự động gia hạn tạm trú” phải khai báo tạm trú và khai báo y tế theo quy định. Công dân nước ngoài không thuộc diện trên của Thông báo này hoặc có các vi phạm pháp luật khác, thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.
Quy định gia hạn Visa tại Việt Nam Gia hạn Visa cho người nước ngoài tại Việt Nam
Điều kiện gia hạn Visa tại Việt Nam
Trước khi visa Việt Nam sắp hết hạn, cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam để du lịch, công tác, lao động hoặc làm đầu tư …tiến hành thủ tục gia hạn visa Việt Nam cho người nước ngoài, chuẩn bị hồ sơ theo qui định và nộp trực tiếp tại một trong ba trụ sở làm việc của Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an hoặc các phòng quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố nơi mà người nước ngoài đang lưu trú.
– Hộ chiếu để thực hiện thủ tục gia hạn visa Việt Nam cho người nước ngoài phải còn hạn và giá trị của visa ngắn hơn ít nhất 01 tháng so với thời hạn của hộ chiếu;
– Người nước ngoài lưu trú tại Việt Nam phải có giấy hoặc sổ đăng ký tạm trú tại Công an phường, xã, thị trấn nơi người nước ngoài lưu trú;
– Visa Việt Nam vẫn còn thời hạn;
– Có công ty tại Việt Nam bảo lãnh để làm thủ tục gia hạn visa Việt Nam cho người nước ngoài đối với visa công tác, làm việc, đầu tư;
– Người nước ngoài không phạm tội trong thời gian lưu trú tại Việt Nam.
Thủ tục gia hạn Visa tại Việt Nam
Người nước ngoài cần chuẩn bị hồ sơ xin gia hạn visa theo từng trường hợp của mình. Ví dụ như Visa du lịch, visa đầu tư, visa thương mại,…. Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, người có nhu cầu gia hạn visa mang đến cơ quan Cục xuất nhập cảnh của Việt Nam để nộp.
Tại đây, cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra lại các loại giấy tờ cần có. Nếu thiếu, cán bộ tiếp nhận sẽ hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung. Nếu đầy đủ giấy tờ, hồ sơ sẽ được tiếp nhận để giải quyết. Sau khi hồ sơ được tiếp nhận, người xin gia hạn visa sẽ được phát giấy hẹn.
Hồ sơ sau đó sẽ được cơ quan có thẩm quyền xem xét. Thời gian xét duyệt tại cục quản lý xuất nhập cảnh là từ 7 – 10 ngày. Nếu hồ sơ đạt yêu cầu, kết quả sẽ được trả cho người nộp hồ sơ vào ngày ghi trong giấy hẹn.
Về lệ phí gia hạn visa Việt Nam, mức lệ phí sẽ thay đổi tùy vào từng trường hợp cũng như việc bạn xin gia hạn trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền hoặc xin gia hạn qua một đơn vị cung cấp dịch vụ gia hạn visa Việt Nam.
Xử phạt khi quá hạn visa Việt Nam
Quá hạn visa là khi thời hạn visa được cấp khi nhập cảnh của công dân nước ngoài đã hết nhưng họ vẫn còn lưu trú tại Việt Nam và chưa nộp hồ sơ xin thêm thời gian lưu trú. Những trường hợp đó được gọi là qusa hạn visa và được xếp và hành vi lưu trú bất hợp pháp tại Việt Nam.
Theo quy định của Điều 17 nghị định 167/2013/NĐ-CP, thì người mang quốc tịch nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam, vì lý nào nào đó mà không kịp thời gia hạn visa, để ở quá hạn thị thực sẽ bị coi là vi phạm về luật xuất nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và đi lại, trong đó:
– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 VND đến 300.000 VND đối với người nước ngoài đi lại trên lãnh thổ Việt Nam mà không mang theo hộ chiếu hoặc không có giấy tờ khác có giá trị thay cho hộ chiếu.
– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng: quá thời hạn 1-15 ngày trở xuống mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng: quá thời hạn từ 16 ngày trở lên mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép;
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Sử dụng hộ chiếu giả, giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu giả, thị thực giả, thẻ tạm trú giả, thẻ thường trú giả, dấu kiểm chứng giả để xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú.
– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Người nước ngoài nhập cảnh, hành nghề hoặc có hoạt động khác tại Việt Nam mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;
+ Cá nhân, tổ chức ở Việt Nam bảo lãnh hoặc làm thủ tục cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam, xin cấp thị thực, cấp thẻ tạm trú, gia hạn tạm trú, giấy tờ có giá trị nhập cảnh, cư trú tại Việt Nam nhưng không thực hiện đúng trách nhiệm theo quy định của pháp luật hoặc khai không đúng sự thật khi bảo lãnh, mời hoặc làm thủ tục cho người nước ngoài nhập cảnh, xin cấp thị thực, cấp thẻ tạm trú, gia hạn tạm trú, giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam;
+ Người nước ngoài nhập cảnh hoạt động không đúng mục đích, chương trình đã đề nghị xin cấp thẻ tạm trú, thẻ thường trú.
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được cấp hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu, thị thực, thẻ tạm trú, thẻ thường trú;
+ Làm giả hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu, thị thực, thẻ tạm trú, thẻ thường trú hoặc dấu kiểm chứng;
+ Trốn vào đại sứ quán, lãnh sự quán hoặc trụ sở cơ quan, tổ chức quốc tế đóng tại Việt Nam;
+ Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền;
+ Tổ chức, đưa dẫn hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam trái phép.
Ngoài ra, luật còn quy định người nước ngoài có hành vi vi phạm nêu trên tùy theo mức độ vi phạm thì có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Việt Nam và cấm nhập cảnh có thời hạn hoặc vô thời hạn.
Vì thế, khi bị quá hạn visa, người nước ngoài không được phép xuất cảnh mà phải đến Cục Xuất Nhập Cảnh để khai báo và nộp phạt. Sau đó, người nước ngoài sẽ được cấp gia hạn visa việt nam hoặc sẽ được cấp giấy cho phép xuất cảnh.
>> HƯỚNG DẪN THỦ TỤC CẤP LẠI GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG https://linconlaw.vn/cap-lai-giay-phep-lao-dong-cho-lao-dong-nuoc-ngoai/
>> THỦ TỤC CẤP VISA TẠI ĐẠI SỨ QUÁN, LÃNH SỨ QUÁN https://linconlaw.vn/thu-tuc-cap-visa-tai-dai-su-quan-lanh-su-quan/
Căn cứ pháp lý:
- Luật xuất, nhập cảnh 2014;
- Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
𝐋𝐈𝐍𝐂𝐎𝐍 𝐋𝐀𝐖 𝐅𝐈𝐑𝐌 – 𝐇𝐨̛̣𝐩 𝐭𝐚́𝐜 𝐯𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐛𝐞̂̀𝐧
- Tại Hà Nội: Tầng 4, Tòa nhà Sudico, đường Mễ Trì, phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Tại TP.HCM: 272 Đỗ Pháp Thuận, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
- Website: http://linconlaw.vn/
- Email: Lawyer@linconlaw.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/Linconlawfirmm
- Linkedln: linkedin.com/in/lincon-law-firm-100b96201
- Hotline: +84.987.733.358