MIỄN GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI DI CHUYỂN TRONG NỘI BỘ DOANH NGHIỆP

MIỄN GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI DI CHUYỂN TRONG NỘI BỘ DOANH NGHIỆP
MIỄN GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI DI CHUYỂN TRONG NỘI BỘ DOANH NGHIỆP

Theo quy định tại Thông tư 35/2016/TT-BCT thì người lao động di chuyển nội bộ trong doanh nghiệp và làm việc thuộc 11 phân ngành dịch vụ quy định trong Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) sẽ thuộc trường hợp được miễn giấy phép lao động tại Việt Nam.

1. Căn cứ xác định người lao động nước ngoài được miễn Giấy phép lao động theo diện di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp.

a. Doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam;

b. Hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trong phạm vi:

– 11 ngành dịch vụ quy định tại Phụ lục I Thông tư 35/2016/TT-BCT đối với NLĐNN là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;

– 11 ngành dịch vụ quy định tại Phụ lục II Thông tư 35/2016/TT-BCT đối với NLĐNN là lao động kỹ thuật di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;

c. NLĐNN đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng ít nhất 12 tháng trước khi được cử sang Việt Nam làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam.

2.         Giấy tờ chứng minh người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo diện di chuyển nội bộ doanh nghiệp

a. Văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử người lao động sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam có nêu vị trí công việc, chức danh công việc và thời gian làm việc;

b. Văn bản chứng minh người lao động nước ngoài là chuyên gia của doanh nghiệp tại nước ngoài;

c. Văn bản chứng minh NLĐNN là lao động kỹ thuật của doanh nghiệp tại nước ngoài về việc NLĐNN đã được đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành khác với thời gian ít nhất 01 năm và giấy tờ chứng minh NLĐNN đã có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà NLĐNN dự kiến sẽ làm việc tại Việt Nam;

d. Văn bản chứng minh NLĐNN đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng ít nhất 12 tháng trước khi được cử sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam. Văn bản chứng minh này có thể bao gồm một trong các giấy tờ sau:

Văn bản xác nhận của doanh nghiệp nước ngoài về việc đã tuyển dụng NLĐNN;

Hợp đồng lao động;

Quyết định tuyển dụng NLĐNN;

Giấy chứng nhận nộp thuế hoặc bảo hiểm của NLĐNN;

e. Văn bản chứng minh hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam hoạt động trong phạm vi 11 ngành dịch vụ quy định tại các Phụ lục của Thông tư 35/2016/TT-BCT, có thể bao gồm một trong các giấy tờ sau:

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương;

Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện; hoặc

Giấy phép thành lập Chi nhánh, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

MIỄN GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI DI CHUYỂN TRONG NỘI BỘ DOANH NGHIỆP

3.       Miễn thuế đối với người lao động nước ngoài di chuyển nội bộ doanh nghiệp

a. Ngoài các trường hợp được miễn Giấy phép lao động, NLĐNN di chuyển nội bộ doanh nghiệp còn có thể được miễn thuế thu nhập cá nhân dựa trên pháp luật về thuế cũng như các Hiệp định về việc tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và một số nước.

b. Tiêu biểu như trường hợp NLĐNN di chuyển nội bộ doanh nghiệp từ Nhật Bản ở Việt Nam dưới 183 ngày trong một năm tính thuế. Đối tượng này được coi là cá nhân không cư trú và thu nhập chịu thuế của hộ sẽ được tính là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập. Thêm vào đó, Hiệp định về việc tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập đã được ký kết giữa Chính phủ Nhật Bản và Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã quy định như sau:

Các khoản tiền lương, tiền công, và các khoản tiền thù lao tương tự khác do một đối tượng cư trú của một Nước ký kết thu được từ lao động làm công sẽ chỉ bị đánh thuế tại Nước ký kết đó, trừ khi công việc của đối tượng đó được thực hiện tại Nước ký kết kia. Nếu công việc làm công được thực hiện như vậy, số tiền công trả cho lao động đó có thể bị đánh thuế tại Nước ký kết kia.

Mặc dù có những quy định như trên,  tiền công do một đối tượng cư trú của một Nước ký kết thu được từ lao động làm công tại Nước ký kết kia sẽ chỉ bị đánh thuế tại Nước thứ nhất nếu:

+ Người nhận tiền hiện có mặt tại Nước kia trong một thời gian hoặc nhiều khoảng thời gian gộp lại không qúa 183 ngày trong năm dương lịch liên quan;

+ Chủ lao động hay đối tượng đại diện chủ lao động trả tiền công lao động không phải là đối tượng cư trú taị Nước kia;

+ Số tiền công không phải phát sinh tại một cơ sở thường trú hoặc một cơ sở cố định mà đối tượng chủ lao động có tại Nước kia.

Vì vậy, nếu thoả mãn cả 3 điều kiện trên, thu nhập của NLĐNN di chuyển nội bộ doanh nghiêp từ Nhật Bản có phát sinh thu nhập từ công việc làm công tại Việt Nam sẽ chỉ bị đánh thuế TNCN tại Nhật Bản (được miễn thuế TNCN tại Việt Nam).

Căn cứ pháp lý:

  • Thông tư 35/2016/TT-BCT;
  • Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH;
  • Thông tư 119/2014/TT-BTC;
  • Nghị định số 65/2013/NĐ-CP;
  • Hiệp định về việc tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập đã được ký kết giữa Chính phủ Nhật Bản và Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

𝐋𝐈𝐍𝐂𝐎𝐍 𝐋𝐀𝐖 𝐅𝐈𝐑𝐌 – 𝐇𝐨̛̣𝐩 𝐭𝐚́𝐜 𝐯𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐛𝐞̂̀𝐧

Bình Luận

Bình Luận

Chưa có bình luận nào.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *