TRƯỜNG HỢP NÀO TÍNH THUẾ GTGT NHÀ THẦU NƯỚC NGOÀI?

TRƯỜNG HỢP NÀO TÍNH THUẾ GTGT NHÀ THẦU NƯỚC NGOÀI?

Thuế nhà thầu đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và phát triển kinh tế quốc gia, đặc biệt là trong bối cảnh hợp tác và đầu tư quốc tế ngày càng mở rộng. Đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia kinh doanh tại Việt Nam, thuế nhà thầu không chỉ là nghĩa vụ tài chính, mà còn là công cụ giúp Chính phủ kiểm soát nguồn thu từ các hoạt động kinh doanh của đối tượng ngoại quốc. Hơn nữa, việc áp dụng thuế nhà thầu cũng thể hiện sự cam kết của Việt Nam trong việc xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, thu hút đầu tư và hợp tác quốc tế lâu dài và bền vững. Đối với thuế GTGT nhà thầu nước ngoài, quy định của pháp luật như thế nào?

Thuế GTGT nhà thầu nước ngoài áp dụng trên hàng hóa, dịch vụ nào?

Xác định căn cứ Điều 6 Thông tư 103/2014/TT-BTC, đối tượng chịu thuế GTGT (giá trị gia tăng) bao gồm:

– Dịch vụ hoặc dịch vụ gắn với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT do Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài cung cấp tại Việt Nam hoặc ngoài Việt Nam và tiêu dùng tại Việt Nam:

+ Dịch vụ hoặc dịch vụ gắn với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT do Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài cung cấp tại Việt Nam và tiêu dùng tại Việt Nam;

+ Dịch vụ hoặc dịch vụ gắn với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT do Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài cung cấp ngoài Việt Nam và tiêu dùng tại Việt Nam.

– Hàng hóa được cung cấp theo hợp đồng dưới các hình thức:

+ Điểm giao nhận hàng hóa nằm trong lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp  sử dụng kho ngoại quan, cảng nội địa (ICD) làm kho hàng hóa để phụ trợ cho hoạt động vận tải quốc tế, quá cảnh, chuyển khẩu, lưu trữ hàng hoặc để cho doanh nghiệp khác gia công;

+ Cung cấp hàng hóa có kèm theo dịch vụ tiến hành tại Việt Nam như lắp đặt, chạy thử, bảo hành, bảo dưỡng, thay thế, các dịch vụ khác đi kèm với việc cung cấp hàng hóa (bao gồm dịch vụ kèm theo miễn phí), giá trị hàng hóa chỉ phải chịu thuế GTGT khâu nhập khẩu, phần giá trị dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT nhà thầu.

+ Trường hợp hợp đồng không tách riêng được giá trị hàng hóa và giá trị dịch vụ đi kèm (bao gồm dịch vụ kèm theo miễn phí) thì thuế GTGT nhà thầu được tính chung cho cả hợp đồng.

Mức thuế suất GTGT áp dụng đối với nhà thầu nước ngoài là bao nhiêu?

Tỷ lệ phần trăm tính thuế GTGT nhà thầu nước ngoài được xác định như sau:

Xác định thuế suất tính thuế GTGT trên doanh thu đối với ngành kinh doanh

Trích dẫn Khoản 2 Điều 12 Thông tư 103/2014/TT-BTC:

2. Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu:

a) Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu đối với ngành kinh doanh:

STTNgành kinh doanhTỷ lệ % để tính thuế GTGT
1Dịch vụ, cho thuê máy móc thiết bị, bảo hiểm; xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị5
2Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa; xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị3
3Hoạt động kinh doanh khác2
Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu đối với ngành kinh doanh:

Xác định thuế suất tính thuế GTGT trên doanh thu đối với trường hợp cụ thể

– Trường hợp hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ bao gồm nhiều hoạt động kinh doanh khác nhau hoặc một phần giá trị hợp đồng không thuộc diện chịu thuế GTGT: Tỷ lệ này sẽ được xác định căn cứ vào doanh thu tính thuế GTGT đối với từng hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi trách nhiệm của Nhà thầu nước ngoài. Trong trường hợp không tách riêng được giá trị từng hoạt động kinh doanh, thì áp dụng tỷ lệ phần trăm trên doanh thu cao nhất đối với ngành nghề kinh doanh cho toàn bộ giá trị hợp đồng.

– Hoạt động xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu hoặc máy móc, thiết bị đi kèm công trình xây dựng:

+ Nếu tách riêng được giá trị từng hoạt động kinh doanh: Không phải nộp thuế GTGT trên giá trị nguyên vật liệu hoặc máy móc, thiết bị đã nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu hoặc thuộc diện không chịu thuế GTGT. Đối với từng phần giá trị công việc còn lại, áp dụng tỷ lệ phần trăm để tính thuế GTGT trên doanh thu tương ứng với hoạt động kinh doanh đó.

+ Nếu không tách riêng được giá trị từng hoạt động kinh doanh: áp dụng tỷ lệ 3% tính trên toàn bộ giá trị hợp đồng (bao gồm cả giá trị nguyên vật liệu hoặc máy móc, thiết bị nhập khẩu).

+ Nếu nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng với các Nhà thầu phụ để giao lại toàn bộ các phần giá trị công việc hoặc hạng mục có bao thầu nguyên vật liệu hoặc máy móc, thiết bị, Nhà thầu nước ngoài chỉ thực hiện phần giá trị dịch vụ còn lại theo hợp đồng nhà thầu thì áp dụng tỷ lệ phần trăm đối với ngành nghề dịch vụ tương đương 5%.

Thuế GTGT nhà thầu nước ngoài không chỉ là nghĩa vụ tài chính, mà còn là công cụ giúp chính phủ kiểm soát
nguồn thu từ các hoạt động kinh doanh của đối tượng ngoại quốc (Ảnh: Internet)

Trường hợp nào không phải nộp thuế GTGT nhà thầu nước ngoài?

Nếu thuộc các trường hợp sau, các tổ chức, cá nhân nước ngoài không phải nộp thuế GTGT nhà thầu nước ngoài:

– Kinh doanh tại Việt Nam theo quy định của Luật Đầu tư 2020, Luật Dầu khí 2022, Luật các Tổ chức tín dụng 2010.

– Thực hiện cung cấp hàng hóa cho tổ chức, cá nhân Việt Nam không kèm theo các dịch vụ được thực hiện tại Việt Nam dưới các hình thức:

+ Giao hàng tại cửa khẩu nước ngoài: người bán chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến việc xuất khẩu hàng và giao hàng tại cửa khẩu nước ngoài; người mua chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến việc nhận hàng, chuyên chở hàng từ cửa khẩu nước ngoài về đến Việt Nam (kể cả trường hợp giao hàng tại cửa khẩu nước ngoài có kèm điều khoản bảo hành là trách nhiệm và nghĩa vụ của người bán).

+ Giao hàng tại cửa khẩu Việt Nam: người bán chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến hàng hóa cho đến điểm giao hàng tại cửa khẩu Việt Nam; người mua chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến việc nhận hàng, chuyên chở hàng từ cửa khẩu Việt Nam (kể cả trường hợp giao hàng tại cửa khẩu Việt Nam có kèm điều khoản bảo hành là trách nhiệm và nghĩa vụ của người bán).

– Có thu nhập từ dịch vụ được cung cấp và tiêu dùng ngoài Việt Nam.

– Thực hiện cung cấp dịch vụ cho tổ chức, cá nhân Việt Nam mà các dịch vụ được thực hiện ở nước ngoài:

+ Sửa chữa phương tiện vận tải (tàu bay, động cơ tàu bay, phụ tùng tàu bay, tàu biển), máy móc, thiết bị (kể cả đường cáp biển, thiết bị truyền dẫn), có bao gồm hoặc không bao gồm vật tư, thiết bị thay thế kèm theo;

+ Quảng cáo, tiếp thị (trừ quảng cáo, tiếp thị trên internet);

+ Xúc tiến đầu tư và thương mại;

+ Môi giới: bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài;

+ Đào tạo (trừ đào tạo trực tuyến);

+ Chia cước (cước thanh toán) dịch vụ, viễn thông quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài mà các dịch vụ này được thực hiện ở ngoài Việt Nam, dịch vụ thuê đường truyền dẫn và băng tần vệ tinh của nước ngoài theo quy định của Luật Viễn thông; Chia cước (cước thanh toán) dịch vụ bưu chính quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài theo quy định của Luật Bưu chính, các điều ước quốc tế về Bưu chính mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tham gia ký kết mà các dịch vụ này được thực hiện ở ngoài Việt Nam.

– Sử dụng kho ngoại quan, cảng nội địa (ICD) làm kho hàng hóa để phụ trợ cho hoạt động vận tải quốc tế, quá cảnh, chuyển khẩu, lưu trữ hàng hoặc để cho doanh nghiệp khác gia công.

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Quản lý thuế 2019.
  • Nghị định 126/2020/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Quản lý thuế.
  • Thông tư 103/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
  • Thông tư 80/2021/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế và Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
  • Thông tư 19/2021/TT-BTC hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

𝐋𝐈𝐍𝐂𝐎𝐍 𝐋𝐀𝐖 𝐅𝐈𝐑𝐌 – 𝐇𝐨̛̣𝐩 𝐭𝐚́𝐜 𝐯𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐛𝐞̂̀𝐧

Bình Luận

Bình Luận

Chưa có bình luận nào.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *