BẢN QUYỀN XUẤT BẢN SÁCH, TRUYỆN Ở VIỆT NAM

BẢN QUYỀN XUẤT BẢN SÁCH, TRUYỆN Ở VIỆT NAM
BẢN QUYỀN XUẤT BẢN SÁCH, TRUYỆN Ở VIỆT NAM

Xuất bản sách, truyện là một trong những ngành kinh doanh phát triển và phổ biến. Với sự hội nhập thế giới về tiêu chuẩn, quy định trong sở hữu trí tuệ, những vấn đề liên quan đến bản quyền sách, truyện càng ngày càng được siết chặt, rõ ràng hơn. Tuy nhiên, lỗ hổng bản quyền xuất bản vẫn luôn là một vấn đề gây nhức nhối, đặc biệt trong lĩnh vực xuất bản. 

1.         Bản quyền là gì? Tại sao sách, truyện khi xuất bản cần phải có bản quyền xuất bản?

1.1.      Bản quyền

Bản quyền (tiếng Anh: “copyright”) là thuật ngữ được các quốc gia theo hệ thống pháp luật Anh-Mỹ (án lệ) dùng chỉ cho quyền phi vật thể đối với các tác phẩm trí tuệ. Quyền này tương tự như quyền tác giả ở Việt Nam nói riêng và các quốc gia theo hệ thống luật lục địa châu Âu như Đức hoặc một số quốc gia châu Âu khác nhưng khác nhau ở nhiều điểm cơ bản.

Chủ thể được bảo hộ là tương đối khác nhau. Trong khi quyền tác giả đặt tác giả như là người sáng tạo và các quan hệ tinh thần của tác giả đối với tác phẩm làm trung tâm thì copyright lại bảo vệ quyền lợi kinh tế của người sở hữu quyền tác giả (copyright owner) hơn là chính tác giả. Copyright trước nhất là dùng để bảo vệ các đầu tư về kinh tế. Chính từ nền tảng này mà luật của các vùng nói tiếng Anh và luật của châu Âu lục địa đã đi đến kết quả khác nhau cho nhiều vấn đề về luật pháp.

Theo đó, pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

1.2.      Tại sao xuất bản sách, truyện cần có bản quyền?

Xuất bản là việc tổ chức, khai thác bản thảo, biên tập thành bản mẫu để in và phát hành hoặc để phát hành trực tiếp qua các phương tiện điện tử. Để được xuất bản thì nhà xuất bản đầu tiên cần phải mua bản quyền của loại sách, truyện đó từ tác giả, tổ chức sở hữu.

Việc mua bản quyền để xuất bản sách là để đảm bảo các quyền lợi cho tác giả, người sở hữu sản phẩm sách, truyện, trả nhuận bút, thù lao phù hợp. Nếu như một đơn vị xuất bản sách không có bản quyền, đơn vị đó sẽ được coi là vi phạm, vì việc xuất bản sách không có bản quyền được coi là một trong các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và vi phạm quy định về luật xuất bản.

Cụ thể, những hoạt động xuất bản mà bị cấm bao gồm các vi sau đây:

      Xuất bản mà không đăng kí, không có quyết định xuất bản hoặc không có giấy phép xuất bản;

      Thay đổi, làm sai lệch nội dung bản thảo đã được kí duyệt hoặc bản thảo tài liệu không kinh doanh có dấu của cơ quan cấp giấy phép xuất bản;

      In lậu, in giả, in nối bản trái phép xuất bản phẩm;

      Phát hành xuất bản phẩm không có nguồn gốc hợp pháp hoặc chưa nộp lưu chiểu;

      Xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm đã bị đình chỉ phát hành, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy hoặc nhập khẩu trái phép;

      Các hành vi bị cấm khác theo qui định của pháp luật. 

BẢN QUYỀN XUẤT BẢN SÁCH, TRUYỆN Ở VIỆT NAM

2.         Xử lý vi phạm về bản quyền xuất bản sách, truyện

Hiện nay thị trường xuất bản sách thường có những vi phạm về bản quyền. Đó là những ấn phẩm được nhà xuất bản cấp giấy phép xuất bản nhưng lại vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ khi chưa được người sở hữu bản quyền của ấn phẩm cho phép. Sách vi phạm bản quyền này nguy hại không thua gì sách lậu khi nó không phải lén lút phát hành mà có thể chính danh, hợp pháp bày bán tại các nhà sách lớn. 

Điều này không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ sở hữu bản quyền, gây mất cân đối trong xuất bản, mà tai hại hơn, nó còn làm đình trệ nhiều giao dịch xuất bản lành mạnh và đe dọa phá hỏng cả thị trường sách Việt Nam. 

Theo đó, vi phạm các quy định về xuất bản được hiểu là hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ các qui định của pháp luật về xuất bản và phát hành các ấn phẩm nêu trên.

Vì thế việc vi phạm đối với bản quyền xuất bản sách, truyện được quy định xử phạt hành chính, cụ thể với những mức phạt như sau:

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định 159/2013/NĐ-CP, đối với một trong các hành vi sau đây thi bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng:

      Xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử không có thiết bị và nhân lực kỹ thuật theo quy định của pháp luật về viễn thông, công nghệ thông tin, thương mại điện tử, giao dịch điện tử và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

      Không có biện pháp kỹ thuật theo quy định để ngăn chặn sao chép, can thiệp trái pháp luật vào nội dung xuất bản phẩm điện tử;

      Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ hoặc không yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ phải thực hiện đúng quy định về sở hữu trí tuệ khi phát hành xuất bản phẩm điện tử.

Ngoài việc phải chấp hành hình phạt tiền, thì khi không có biện pháp kỹ thuật theo quy định để ngăn chặn sao chép, can thiệp trái pháp luật vào nội dung xuất bản phẩm điện tử thì bắt buộc phải gỡ bỏ xuất bản phẩm điện tử đó.

Ngoài ra, khi thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 2 Điều 29 Nghị định 159/2013/NĐ-CP thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng:

      Xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử trên mạng Internet không có tên miền Internet Việt Nam theo quy định của pháp luật;

      Không đăng ký hoạt động xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;

      Xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử trước khi có văn bản chấp thuận của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;

      Chuyển xuất bản phẩm điện tử sang xuất bản phẩm in để phổ biến tới nhiều người nhưng không thực hiện đúng các quy định;

      Không thực hiện các biện pháp kỹ thuật ngăn chặn việc can thiệp vào nội dung xuất bản phẩm hoặc loại bỏ xuất bản phẩm có vi phạm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Bên cạnh đó, những hành vi vi phạm về hoạt động xuất bản sách, truyện còn được quy định về xử lý hình sự, cụ thể:

Tội vi phạm các quy định về hoạt động xuất bản được quy định tại Điều 344 Bộ luật hình sự 2015 như sau:

Người nào vi phạm các quy định về hoạt động xuất bản thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

      Không tuân thủ quy định về biên tập và duyệt bản thảo nhưng vẫn xuất bản xuất bản phẩm, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm;

      In trên 2.000 bản đối với từng xuất bản phẩm mà không có xác nhận đăng ký xuất bản, không có quyết định xuất bản hoặc giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh; không có bản thảo đã được ký duyệt theo quy định của pháp luật;

      Xuất bản, in hoặc phát hành xuất bản phẩm đã bị đình chỉ phát hành, bị thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy hoặc nhập khẩu trái phép với số lượng 500 bản trở lên đối với từng xuất bản phẩm;

      Đăng tải trên phương tiện điện tử xuất bản phẩm có nội dung bị cấm theo quy định của pháp luật hoặc không có xác nhận đăng ký xuất bản, không có quyết định xuất bản, không có bản thảo đã được ký duyệt mà xuất bản xuất bản phẩm đó;

      Phạm tội có số lượng xuất bản phẩm dưới mức quy định tại một trong các điểm b hoặc điểm c khoản này, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại điểm b và điểm c khoản này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

      Không nộp xuất bản phẩm lưu chiểu nhưng vẫn phát hành xuất bản phẩm, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

Không chỉ thế, người phạm tội những hoạt động liên quan đến xuất bản sẽ bị phạt tù từ 02 năm đến 05 nếu thuộc các trường hợp như:

      Có tổ chức;

      Thay đổi, làm sai lệch nội dung bản thảo đã được ký duyệt hoặc bản thảo tài liệu không kinh doanh đã có dấu của cơ quan cấp giấy phép xuất bản để xuất bản có nội dung bị cấm theo quy định của Luật xuất bản;

      Phát hành xuất bản phẩm có nội dung bị cấm theo quy định của Luật xuất bản.

Ngoài xử lý hình sự, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

>> “MUA CHUI” CỔ PHIẾU, CA SĨ “CHIẾC KHĂN GIÓ ẤM” BỊ PHẠT 245 TRIỆU ĐỒNG. THẤY GÌ TỪ VI PHẠM? https://linconlaw.vn/mua-chui-co-phieu-ca-si-chiec-khan-gio-am-bi-phat-245-trieu-dong-thay-gi-tu-vi-pham/

>> KHI NÀO PHẢI KÊ KHAI THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG? https://linconlaw.vn/khi-nao-phai-ke-khai-thue-gia-tri-gia-tang/

Căn cứ pháp lý: 

  • Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung bởi Luật năm 2009);
  • Bộ luật hình sự 2015;
  • Nghị định 159/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản Bản quyền. bản sách

𝐋𝐈𝐍𝐂𝐎𝐍 𝐋𝐀𝐖 𝐅𝐈𝐑𝐌 – 𝐇𝐨̛̣𝐩 𝐭𝐚́𝐜 𝐯𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐛𝐞̂̀𝐧

Bình Luận

Bình Luận

Chưa có bình luận nào.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *