CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG, NGHĨA VỤ THÔNG BÁO CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG

CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG, NGHĨA VỤ THÔNG BÁO CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG, NGHĨA VỤ THÔNG BÁO CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG

Thông báo khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động là một trong những nghĩa vụ cơ bản khi tham gia hợp đồng lao động. Tuy nhiên, trên thực tế, các bên có được thực hiện đối với thời hạn báo trước này trong thời gian dài hơn so với quy định của luật không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này:

1. Quy định pháp luật về nghĩa vụ thông báo trước khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động

Theo Bộ luật Lao động 2012, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

2. Hợp đồng lao động có được quy định thời hạn báo trước nhiều hơn so với luật không?

Trường hợp cụ thể: Theo Hợp đồng lao động không xác định thời hạn đã ký giữa người lao động và công ty có nội dung: “Khi đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động, người lao động phải báo trước bằng văn bản cho Công ty 06 tháng”. Tuy nhiên, khi chấm dứt hợp đồng, người lao động chỉ báo trước 45 ngày như trong quy định Bộ luật Lao động 2012. Vậy theo quy định của pháp luật, người lao động có vi phạm hợp đồng không? 

Về vấn đề này, hiện nay, có hai quan điểm như sau:

2.1. Quy định như vậy là hợp pháp

Quy định tại Bộ luật Lao động 2012 là quy định mở, không bắt buộc báo trước 45 ngày. Quy định này vừa bảo vệ quyền lợi của người lao động vừa bảo vệ quyền lợi của người sử dụng lao động. 

Bộ luật Lao động 2012 quy định người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày tức là báo trước ít nhất 45 ngày là quyền của người lao động. Do đó, người lao động có thể báo trước thời gian nhiều hơn. Người sử dụng lao động không bắt buộc người lao động phải cam kết, nhưng chính người lao động đã cam kết bằng việc giao kết hợp đồng và cũng không có ý kiến khác. 

Vì vậy, việc người lao động cam kết báo trước 6 tháng trước khi nghỉ trong hợp đồng là không trái luật và đó cũng là quyền của người lao động.

CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG, NGHĨA VỤ THÔNG BÁO CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG

2.2  Quy định như vậy là không hợp pháp 

Quy định người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 có thể hiểu như sau:

– Người lao động chỉ cần báo trước 45 ngày thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng, không kèm theo bất kỳ điều kiện nào khác.

– Người lao động nếu muốn cũng không thể báo trước ít hơn 45 ngày, quy định này để bảo vệ quyền lợi người sử dụng lao động;

– Người lao động nếu muốn có thể báo trước nhiều hơn 45 ngày. Quy định “ít nhất” này để bảo vệ quyền lợi người lao động, để họ thuận tiện hơn trong việc sắp xếp công việc.

Nếu có 1 thỏa thuận giữa hai bên bắt buộc người lao động phải báo trước 6 tháng thì rõ ràng thỏa thuận này đã làm khó người lao động, đã gây bất lợi cho người lao động so với quy định trong luật lao động. 

Vì vậy, người lao động phải báo trước bằng văn bản cho Công ty 06 tháng là trái pháp luật.

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật Lao động 2012.

>> CÁCH LẬP PHIẾU CÔNG BỐ SẢN PHẨM MỸ PHẨM https://linconlaw.vn/cach-lap-phieu-cong-bo-san-pham-my-pham/

>> CÁC TRƯỜNG HỢP KHÔNG THUỘC DIỆN CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG https://linconlaw.vn/cac-truong-hop-khong-thuoc-dien-cap-giay-phep-lao-dong/

𝐋𝐈𝐍𝐂𝐎𝐍 𝐋𝐀𝐖 𝐅𝐈𝐑𝐌 – 𝐇𝐨̛̣𝐩 𝐭𝐚́𝐜 𝐯𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐛𝐞̂̀𝐧

Bình Luận

Bình Luận

Chưa có bình luận nào.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *